Hàng nghìn tỷ đồng mất trắng vì đường lậu

Sản xuất đường trong nước điêu đứng vì đường nhập lậu
Sản xuất đường trong nước điêu đứng vì đường nhập lậu
TPO - Mỗi năm có khoảng 300.000 – 400.000 tấn lậu được tuồn vào Việt Nam, gây thất thoát ít nhất 650 tỷ đồng tiền thuế.

Đó là tính toán của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) được công bố tại lễ ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đường giữa Cục Điều tra Chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) với VSSA diễn ra ngày 7-9 tại TPHCM.

Tràn ngập đường lậu

Đại diện một doanh nghiệp thương mại đường cho các nhà máy trong nước thừa nhận hiện có tới hơn 90% số công ty thương mại đường hiện nay kinh doanh đường lậu.

Ông Nguyễn Văn Ba- Cục Điều tra Chống buôn lậu cho hay, trung bình mỗi tháng tại các cửa khẩu phía Bắc có khoảng 5.000 container (tương đương 10.000 tấn) đường lậu núp dưới chiêu tạm nhập tái xuất. Nguyên nhân do thời gian qua Trung Quốc hạn chế trồng mía, tác động đến sản lượng đường trong nước.

Điều này khiến các đối tượng buôn lậu đường mượn Việt Nam làm điểm chung chuyển để đẩy mạnh hình thức tạm nhập tái xuất đường vào Trung Quốc. Nguồn đường tạm nhập chủ yếu có nguồn gốc từ Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc.

Lượng đường lậu ở hai đầu cửa khẩu thường xuyên chạy qua chạy lại mỗi khi có biến động giá giữa Trung Quốc và Việt Nam. “Hiện tại ở cảng Hải Phòng vẫn có tới 199 container đang nằm chờ thời cơ để chạy qua biên giới”- ông Ba cho biết.

Dọc tuyến biên giới Tây Nam, tiếp giáp với Campuchia được xem là nóng bỏng nhất của hoạt động buôn lậu đường. Theo ông Nguyễn Độ Kim, Đội phó đội Chống buôn lậu phía Nam (đội 3), khu vực Châu Đốc (An Giang), dọc khu vực giáp ranh dày đặc các điểm, kho tập kết đường lậu.

Mỗi điểm có từ 5 – 6 ghe, mỗi ghe chứa từ 60 – 70 tấn đường lậu chuyển về Việt Nam. Các đối tượng buôn lậu sử dụng chứng từ mua bán của các nhà máy đường trong nước nên gần như các cán bộ hải quan biết rõ là nguồn đường lậu nhưng cũng không thể xử lý. “Hầu hết lượng đường lậu tuồn vào Việt Nam chủ yếu xuất phát từ cửa khẩu này”- ông Kim nói.

Theo đại diện cơ quan phòng chống buôn lậu miền Trung, tại khu thương mại Lao Bảo thuộc cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), do hàng hóa kinh doanh tại đây được hưởng ưu đãi về thuế quan, mặt hàng đường không phải chịu thuế nên đây trở thành nơi các đầu nậu tuồn đường Thái Lan vào.

Tính từ đầu năm đến nay có khoảng 22.000 tấn đường Thái Lan được đưa qua khu thương mại này, trong đó có trên 10.000 tấn tái xuất sang Trung Quốc. Đó là chưa kể các hoạt động vận chuyển đường lậu nhỏ lẻ qua đường mòn và đường thủy ở biên giới với số lượng từ 20 – 30 tấn mỗi ngày.

Thất thu và lúng túng

Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội cho hay, đường lậu hiện chiếm 20 – 30% sản lượng đường tiêu thụ trong nước. Ông Long tính toán nguồn đường nhập lậu này khiến Nhà nước thất thu ít nhất 650 tỷ đồng mỗi năm, trong đó khoảng 5% thuế nhập khẩu (khoảng 250 tỷ đồng), và mất 5% thuế VAT (250 tỷ đồng), đồng thời các đối tượng buôn lậu còn tránh được hàng trăm tỷ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.

Sở dĩ tình trạng buôn lậu đường tràn lan theo ông Long, do giá đường trong nước thường cao hơn hẳn giá đường Thái Lan. Tính riêng chi phí nguyên liệu tính vào giá thành của các nhà máy đường của Việt Nam lên đến 80%, trong khi tỉ lệ này ở Thái Lan khoảng hơn 60%.

Theo ông Kim, biện pháp tốt nhất là các nhà máy đường trong nước cần thiết phải ghi rõ chủng loại, số lượng… sản phẩm của mình trên hóa đơn, đồng thời kèm theo các phiếu phân tích chất lượng, độ màu của đường… Đồng thời phải thường xuyên cập nhập thông tin tình hình thị trường, diễn biến giá cả để các cán bộ chống buôn lậu có căn cứ phát hiện gian dối để xử lý. “Chúng tôi từng đề nghị VSSA cung cấp tên các doanh nghiệp được phép tạm nhập tái xuất để quản lý nhưng Hiệp hội cũng không nắm được”- ông Kim than phiền.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thông Diệp Kỉnh Tần, hiện cả nước có hơn 30 nhà máy đường, mà các sản phẩm từ các nhà máy này hoàn toàn khác biệt nhau, vì vậy rất khó để cán bộ chống buôn lậu phân biệt đâu là đường sản xuất trong nước, đâu là đường lậu. Chỉ có thể bằng cách, các doanh nghiệp sử dụng các loại bao bì, nhãn mác có những nhận biết đặc trưng sau đó gửi cho cơ quan phòng chống buôn lậu giúp công tác nhận diện được dễ dàng hơn. Tuy nhiên ông Tần khuyến cáo, các doanh nghiệp trong nước cần tính tới các giải pháp hạ chi phí giá thành sản xuất vì không lâu nữa thuế xuất nhập khẩu đường giữa các nước Asean sẽ về 0, lúc đó không còn đường lậu nhưng các doanh nghiệp cũng chịu sức ép lớn hơn.
Theo Viết
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.