Siết nhập cư Đà Nẵng: Còn nhiều quan điểm và cách thực hiện

Hướng dẫn người dân làm thủ tục hồ sơ nhập cư tại Đội Quản lý hành chính, Công an quận Hải Châu Ảnh H. Văn
Hướng dẫn người dân làm thủ tục hồ sơ nhập cư tại Đội Quản lý hành chính, Công an quận Hải Châu Ảnh H. Văn
TP - Quy định siết nhập cư tại Nghị quyết 23 của HĐND TP Đà Nẵng đang tiếp tục gây nhiều ý kiến trái chiều giữa các cơ quan chức năng. Thực tế triển khai đến người dân cũng có việc bất nhất.

> Bộ Tư pháp đề nghị Đà Nẵng hủy quy định cấm nhập cư

Hướng dẫn người dân làm thủ tục hồ sơ nhập cư tại Đội Quản lý hành chính, Công an quận Hải Châu Ảnh H. Văn
Hướng dẫn người dân làm thủ tục hồ sơ nhập cư tại Đội Quản lý hành chính, Công an quận Hải Châu Ảnh H. Văn.

Chỗ siết, chỗ mở

Hải Châu và Thanh Khê là hai quận trung tâm được thí điểm siết nhập cư. Theo đó, các đối tượng không có nhà ở, phải ở nhà thuê mượn, ở nhờ, không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án, tiền sự sẽ bị “tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới”.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu từ những người mới được nhập cư vào các quận trung tâm Đà Nẵng sau khi NQ 23 ra đời, thì thấy điều kiện nhập khẩu lại không có mẫu số chung.

Tại tổ một cửa Trung tâm Hành chính (TTHC) quận Hải Châu, cán bộ tổ hộ khẩu lý giải: Quy định siết nhập cư đang chờ ý kiến T.Ư chứ chưa có văn bản triển khai cụ thể.

Tuy nhiên, theo cán bộ hộ khẩu này, để nhập hộ khẩu vào địa bàn cần có những quy trình kiểm tra nghiêm ngặt về mặt hồ sơ, trường hợp không đảm bảo về hợp đồng lao động, nhà cửa… dễ bị “loại”.

Tại tổ một cửa TTHC quận Thanh Khê, các cán bộ tổ hộ khẩu lại cho rằng, quận đang có chủ trương chưa giải quyết các trường hợp nhập nhờ, ở nhờ nhà thuê.

Thế nhưng, tại đội quản lý hành chính công an quận này, câu trả lời lại khác. Theo cán bộ đội này, từ khi có NQ 23 đến nay, các hoạt động nhập khẩu vào địa bàn vẫn bình thường. Trường hợp ở nhà thuê, ở nhờ, hợp đồng “thời vụ” vẫn có thể đủ điều kiện đăng ký…

Như trường hợp ông Trần Tấn Trung (SN 1978, quê Núi Thanh, Quảng Nam) vừa được nhập nhờ hộ khẩu vào địa chỉ K33/44 Cao Thắng (quận Hải Châu) chỉ với các điều kiện: Có hợp đồng ở nhờ nhà thuê, quyết định tiếp nhận lao động (thay cho hợp đồng lao động).

Tốt nghiệp CĐ Y tế Quảng Nam, Trần Thị Diệu Thùy (SN 1989, quê Quảng Nam) ra Đà Nẵng lập nghiệp, hiện làm tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.

Được bác rể là ông Trần Văn Ánh (hộ khẩu thường trú tại 149/77 Lê Đình Lý, Hải Châu) đồng ý cho nhập nhờ, đúng lúc Đà Nẵng vừa có NQ 23 nhập cư.

Vừa nộp hồ sơ đăng ký hộ khẩu vào quận Hải Châu, vợ chồng anh Phạm Quốc Việt - Nguyễn Thị Tường Vy (quê Quế Sơn, Quảng Nam) tỏ ra khá lo lắng: Chúng tôi được người thân cho nhập nhờ hộ khẩu vào tổ 36, phường Hòa Thuận Tây (Hải Châu) nhưng hợp đồng lao động lại thuộc diện “thời vụ” (xác định thời hạn).

Tuy nhiên, theo giải thích của cán bộ thu hồ sơ: vợ chồng anh Việt vẫn đủ điều kiện nhập hộ khẩu, chỉ mất vài ngày kiểm tra hồ sơ, nếu không có gì thiếu sót, vợ chồng anh sẽ nhận sổ hộ khẩu.

Trong khi lại có những trường hợp gặp khó khăn khi nhập hộ khẩu. Như anh Trần Trọng Hoàng (1978, quê Thanh Hóa) hiện đang làm việc cho một Cty điện tử trên địa bàn TP Đà Nẵng với hợp đồng không xác định thời hạn.

Đầu tháng 3-2012, anh được một chủ hộ trên đường Trần Cao Vân đồng ý cho nhập nhờ hộ khẩu.

Tuy nhiên, theo giải thích của cán bộ hộ khẩu tại TTHC quận Thanh Khê, hiện việc nhập nhờ hộ khẩu, nhập khẩu các trường hợp ở thuê, ở nhờ đang bị tạm ngưng và cần phải kiểm tra, rà soát hồ sơ cụ thể mới có thể quyết định.

Anh Đinh Văn Công (SN 1979, quê Hà Tĩnh) làm việc cho một cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn Đà Nẵng. Dù mua nhà trên địa bàn quận Cẩm Lệ nhưng theo cán bộ hộ khẩu TTHC Cẩm Lệ, để nhập khẩu cần phải có cả điều kiện “hợp đồng không xác định thời hạn”.

Bất nhất

Tại quận trung tâm Hải Châu, từ đầu năm 2012 đến nay, mỗi tháng có khoảng 50-60 trường hợp được nhập hộ khẩu, trong đó chủ yếu là các trường hợp ở nhà thuê, nhập nhờ hộ khẩu…

Theo Trung tá Võ Thanh Hải, Đội trưởng đội Quản lý hành chính (Công an quận Hải Châu): Các hoạt động nhập khẩu vào quận vẫn diễn ra bình thường, không có áp lực siết nhập cư nào. Người có nhu cầu nhập khẩu đáp ứng đủ các điều kiện tại điều 20 Luật Cư trú thì đủ tiêu chuẩn để nhập hộ khẩu.

Thậm chí những trường hợp có hợp đồng không xác định thời hạn, được chủ hộ đồng ý cho nhập còn được “đặc cách” không cần phải có giấy đăng ký tạm trú liên tục tại địa phương nhập ít nhất 1 năm.

“Quy định phải có “hợp đồng không xác định thời hạn”, không phải là tiêu chí để siết nhập cư của riêng Đà Nẵng mà đây là một trong các điều kiện được ghi rõ tại điều 20 (Luật Cư trú)” - Trung tá Hải nói thêm.

Tuy nhiên, câu trả lời không phải chỗ nào cũng theo “mẫu số chung” như ở Hải Châu. Sau hiệu ứng của NQ 23, nhiều quận huyện trên địa bàn Đà Nẵng có tâm lý cầm đèn chạy trước ô tô, mỗi nơi một cách.

Nhiều người có trách nhiệm phát ngôn về vấn đề này cũng không giống nhau. Quan điểm của lãnh đạo UBND TP tại buổi giao ban báo chí (ngày 28-3), là Đà Nẵng vẫn hạn chế nhập cư vào thành phố trước mắt tại 2 quận trung tâm.

Tuy nhiên, cán bộ Sở Tư pháp Đà Nẵng cho rằng, việc nhập cư vào Đà Nẵng vẫn diễn ra bình thường.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG