“Bom” nằm ở gầm cầu vượt

Nơi tập kết hàng hóa
Nơi tập kết hàng hóa
TP - Trong khi ô tô, xe máy bốc cháy liên tục thì các gầm cầu vượt lại được làm bãi đỗ xe chẳng khác gì đặt “bom nổ chậm” dưới cầu.

> Lại cháy xe khách

Nơi tập kết hàng hóa
Nơi tập kết hàng hóa.
 

Bãi đỗ xe gầm cầu cháy nổ, ai chịu?

Hầu hết gầm cầu vượt đều được khai thác làm bãi đỗ ô tô, xe máy, thậm chí có chỗ còn biến thành nơi tập kết hàng hóa, xưởng gia công hàn xì… Theo quan sát của phóng viên, tại gầm cầu vượt ngã tư Sở có những tấm biển, trên ghi Sở GTVT Hà Nội, dưới ghi Công ty Khai thác điểm đỗ xe hoặc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội “Nơi trông giữ ô tô, xe máy ngày và đêm”.

Gầm cầu vượt ngã tư Sở, ngã tư Vọng, cầu Chương Dương… được chia thành hai khu vực và đều được chất kín bởi xe gắn máy, ô tô, xe tải, xe công trình... Gầm cầu Thanh Trì được chia thành nhiều khúc, có khúc làm bãi đỗ xe, có chỗ thành kho chứa hàng hóa, có chỗ thành xưởng cơ khí hàn xì. Đáng nói, ở gầm cầu Thanh Trì, bãi đỗ xe và xưởng hàn xì nằm sát nhau và chỉ được ngăn bằng một tấm tôn, có chỗ được ngăn bằng tấm lưới sắt B40. Khu vực xưởng hàn xì đặt rất nhiều loại bình khí gas, oxy, hydro và khí carbon.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, Tiến sĩ Khuất Việt Hùng – Chủ nhiệm bộ môn Quy hoạch và Quản lý GTVT (Đại học GTVT) nói: Để giải quyết tình hình bãi đỗ xe cấp bách, việc dùng gầm cầu làm bãi đỗ xe có thể chấp nhận được.Tuy nhiên, cần có quy định nghiêm ngặt và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc PCCC. Không được làm ảnh hưởng đến chất lượng giao thông, nghiêm cấm những hoạt động dễ gây cháy, nổ, như hàn xì, tập kết hàng hóa, kho chứa hàng…

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng – Nguyên Hiệu trưởng Đại học Xây dựng Hà Nội, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam nói: Hệ thống cảnh báo và PCCC phải tốt.

"Các phương tiện để trong bãi đỗ xe đều chứa nhiều chất gây cháy như xăng, dầu, khi cháy dễ phát nổ trở thành bom. Một chiếc xe máy, ô tô, cháy nổ trong bãi xe không có thiết bị PCCC khống chế kịp thời sẽ gây nổ và trở thành hiệu ứng domino, hậu quả với cây cầu và những người lưu thông trên cầu sẽ khó lường. Nhà nước bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng hệ thống cầu vượt nhằm giảm ùn tắc giao thông. Không thể vì lợi ích cá nhân, lợi ích thu lại từ tiền trông xe mà lơ là chuyện kiểm tra” - PGS.TS Hùng nói.

Trách nhiệm của TP Hà Nội

Chiều ngày 12-1, phóng viên Tiền Phong đặt câu hỏi với Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng về việc sử dụng gầm cầu làm bãi đỗ xe.

Bộ trưởng Đinh La Thăng nói, đó là trách nhiệm của TP Hà Nội. “Tôi sẽ lưu ý và sẽ nói với anh Hùng (ông Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội). Tôi phải xem có trong quy hoạch hay không. Nếu nằm trong quy hoạch xây dựng, nó phải đảm bảo các yêu cầu về quản lý đô thị cũng như phòng chống cháy, nổ… và các điều kiện quản lý” – ông Thăng nói.

Đại tá Tô Xuân Thiều - Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết, thực tế các bãi đỗ xe ở gầm cầu chưa có hệ thống PCCC mà chỉ có phương tiện chữa cháy cá nhân.

Phóng viên liên lạc với ông Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội để tìm hiểu vấn đề này. Ông Hùng nói: “Cái đó em tự đi tìm hiểu trực tiếp, hỏi Công ty Khai thác điểm đỗ xe ấy. Em đừng có bốc máy rồi hỏi” rồi cúp máy. Phóng viên đã nhiều lần liên lạc để đặt lịch làm việc. Lần nào ông Hùng cũng nhấc máy lên nói đang bận họp rồi cúp máy.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng, hiện cấp trên phải “ôm” và làm thay việc cho cấp dưới quá nhiều, dẫn đến thừa cấp dưới mà thiếu cấp trên. Do đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cách tốt nhất để giảm sự vụ cho cấp trên, để cấp trên lo việc lớn, còn cấp dưới chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền, tránh phải ngồi chờ xin ý kiến, khiến cơ hội trôi đi.