Du lịch với người M’ Nông hồ Lắk

Cưỡi voi ngắm cảnh ở Buôn Jun
Cưỡi voi ngắm cảnh ở Buôn Jun
TP - Cưỡi voi, đi thuyền độc mộc, xem trình diễn cồng chiêng, ăn ngủ trong nhà dài người M’Nông mát rượi gió cao nguyên là kiểu du lịch mang đậm bản sắc Tây Nguyên ở Buôn Jun - hồ Lắk (Đăk Lăk) thơ mộng.

> Lông đuôi voi ám ảnh

Cưỡi voi ngắm cảnh ở Buôn Jun
Cưỡi voi ngắm cảnh ở Buôn Jun.

Hồ Lăk là hồ nước ngọt lớn nhất Đăk Lăk và khu vực Tây Nguyên với hơn 500 ha mặt nước. Khi hồ Lăk trở thành danh thắng nổi tiếng trong và ngoài nước thì đời sống người dân cũng thay đổi theo nghề du lịch.

Buôn Jun của người M’Nông có vị trí lý tưởng: Lưng tựa vào hồ Lăk, mặt hướng ra đồng lúa mênh mông, cách đó không xa là các địa danh gợi trí tò mò như Biệt điện Bảo Đại, buôn cổ M’Liêng, rừng đặc dụng Nam Ka, thác 3 tầng... Gần 90 hộ người M’Nông ở Buôn Jun và các buôn lân cận từ chỗ tay lấm, chân bùn bỗng trở nên gần gũi du khách.

Ông Bùi Văn Đức - Chủ nhiệm Hợp tác xã Du lịch Buôn Jun cho biết: Trước đây, người dân chủ yếu làm ruộng, đánh cá nên cuộc sống bấp bênh. Giờ đây, nhờ làm du lịch, mức sống đồng bào được nâng cao rõ rệt, nhất là những hộ tham gia HTX. Trung bình, mỗi tháng chúng tôi đón 1.500 - 2.000 khách, cả người dân và HTX đều có lợi.

Năm 2005, HTX được thành lập, hoạt động gắn với phong tục tập quán của người M’Nông nên thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là khách nước ngoài. Hiện nay HTX có 25 thuyền độc mộc, 22 con voi để phục vụ khách thưởng ngoạn hồ Lăk, đi thăm buôn cổ M’Liêng và Biệt điện cổ xưa; tham quan nhà dài truyền thống của người M’Nông kết hợp dịch vụ “homestay”, đêm xuống quây quần quanh lửa trại, uống rượu cần, thưởng thức cồng chiêng và các điệu dân ca dân vũ. Trai làng chèo thuyền độc mộc thu nhập 2 - 4 triệu đồng/tháng, nài voi 12 - 15 triệu đồng/tháng.

Ông Trần Văn Minh, Trưởng phòng Văn hóa – Du lịch huyện Lăk, cho biết: Buôn Jun là buôn phát triển kinh tế thuộc diện nhanh nhất của huyện. Ngoài việc chính là làm nông, đánh cá, dệt thổ cẩm thì nguồn thu nhập kết hợp từ làm du lịch đã góp phần hiệu quả nâng cao mức sống người dân.

Hiện nhiều người trong buôn đã mở quán phục vụ du khách giải khát, bán rượu cần, quà lưu niệm từ các sản phẩm truyền thống: Gùi, vải thổ cẩm, giỏ sách, kèn sáo bằng tre...

Sống tại buôn từ nhỏ, làm nông nhưng từ khi phát triển du lịch, chị H’Thủy B’Đáp cũng chuyển sang buôn bán các sản phẩm truyền thống. Canh tác 2 ha lúa cộng thêm dịch vụ du lịch, thu nhập của gia đình H’Thủy mỗi năm trên 100 triệu đồng. Nhiều gia đình khác ở Buôn Jun cho khách trọ trong nhà dài, tăng thu nhập đáng kể.

Người đầu tư du lịch mạnh nhất buôn Jun có lẽ là Ama Thái, 40 tuổi. Sau khi tốt nghiệp đại học ngoại ngữ, anh Thái bắt đầu làm việc ở khách sạn Đam San, sau đó kết hợp mở nhà hàng riêng. Năm 2004, anh chỉ mở quán ăn lợp tranh, tre tạm.

Bốn năm sau, Ama Thái đầu tư 400 triệu đồng để mở nhà hàng Thái Trí kết hợp với kinh doanh karaoke và mua xuồng máy phục vụ khách tham quan. Nhân viên nhà hàng là người của buôn, các đặc sản M’Nông như cá thát lát, cơm lam gà nướng, rượu cần cũng sản sinh từ văn hóa ẩm thực bản địa.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng, hiện cấp trên phải “ôm” và làm thay việc cho cấp dưới quá nhiều, dẫn đến thừa cấp dưới mà thiếu cấp trên. Do đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cách tốt nhất để giảm sự vụ cho cấp trên, để cấp trên lo việc lớn, còn cấp dưới chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền, tránh phải ngồi chờ xin ý kiến, khiến cơ hội trôi đi.