"Nỗi niềm". Tranh Đỗ Đức. |
Hoạ sỹ Đỗ Đức vẽ miền núi nhiều, lấy những con ngựa bé nhỏ của miền núi phía Bắc để làm đề tài cho một triển lãm cũng là một xì- tai hay.
Sống với miền sơn cước khá lâu, ông quá quen thuộc với những gì thuộc vùng đất này. Chợ tình Khau Vai, Chợ phiên Bắc Hà, Ruộng bậc thang Tú Lệ?ông thuộc từng đoạn đèo, vách núi và thuộc cả những ngày họp chợ trong tháng, trong năm. Với nhiều người, ông là một chuyên gia về vùng rẻo cao này. Các tác phẩm chính của ông như: Chợ Mường khương (khắc gỗ), Chợ bán thảo quả (khắc gỗ), Biên cương luỹ thép (sơn mài) ... cũng cho thấy cái tình của ông với vùng núi biên cương này.
Dạo quanh triển lãm, đọc những cái tên dưới mỗi bức tranh như: "dưới chân núi", "khúc nhạc chiều", "chiều muộn", "trong đá", "xuống hội" ? chả thấy ngựa hay mã nào cả... Chỉ thấy những thời khắc, những không gian của một vùng đất.
Ở tuổi xấp xỉ "Nhân sinh thất thập cổ lai hy", hoài niệm, nhớ nhung cũng là truyện thường tình, không riêng gì Đỗ Đức.
Triển lãm"Ngựa trên núi" của họa sỹ Đỗ Đức được trưng bày từ 20/12/2013 đến 5/1/2014 tại Nhà triển lãm Ngô Quyền, Hà Nội. |
Trong 32 năm trong nghề, họa sỹ Đỗ Đức vẽ khá nhiều về miền núi, trong đó có nhiều bức tranh ngựa. Những con ngựa trong tranh của ông chẳng kiêu hùng như tranh của Từ Bi Hồng, cũng không đĩnh đạc như tranh của Hàn Cán.
Ngựa trong tranh của ông nó giản dị, nhỏ bé có những lúc nhoà mờ đi trong tổng thể của bức tranh. Xem kĩ, dường như những con ngựa kia lại trở thành những bông hoa rừng thêm sắc cho cảnh núi, cảnh rừng u trầm, tịch mịch.
Phải chăng, hoạ sỹ Đỗ Đức chỉ mượn Ngựa để làm cớ bầy tranh, mượn Ngựa để nói lên sự vất vả, nhọc nhằn của nơi sơn lâm cùng cốc này… Ông tự bạch: "Cầm bút vẽ lên là nhớ đến rừng và người vùng núi, vẽ rừng và núi lại nhớ đến hình ảnh con ngựa, nhìn ngựa thấy thân phận con người".