GS Mỹ Joel Brinkley có thực sự 'xin lỗi'?

GS Mỹ Joel Brinkley có thực sự 'xin lỗi'?
Đằng sau lời “xin lỗi” của vị giáo sư báo chí Đại học Stanford (Mỹ) có vẻ như vẫn là một thái độ thiếu thiện chí và đầy thành kiến về Việt Nam.

GS Mỹ Joel Brinkley có thực sự 'xin lỗi'?

> GS Mỹ Joel Brinkley: Tôi đã viết không chính xác

Đằng sau lời “xin lỗi” của vị giáo sư báo chí Đại học Stanford (Mỹ) có vẻ như vẫn là một thái độ thiếu thiện chí và đầy thành kiến về Việt Nam.

GS Joel Brinkley. Ảnh: Website ĐH Stanford
GS Joel Brinkley. Ảnh: Website ĐH Stanford .

Vừa qua, Giáo sư (GS) Joel Brinkley (hiện đang giảng dạy báo chí tại Đại học Stanford và từng đoạt giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer khi là phóng viên thường trú cho tờ New York Times) đã đưa ra lời “xin lỗi” công luận về bài xã luận Despite increasing prosperity, Vietnam's appetites remain unique (tạm dịch: Dù ngày một khấm khá, khẩu vị ở Việt Nam vẫn độc nhất vô nhị) trên nhật báo lớn Chicago Tribune hôm 29-1. Bài viết được giới chuyên gia quốc tế nhận định là chứa đựng nhiều chi tiết phóng đại về tiêu thụ động vật hoang dã ở Việt Nam và vừa sai về kiến thức chuyên môn lại kém về mặt nghiệp vụ.

Ông Brinkley đã “xin lỗi” về lập luận vì ăn thịt nên người Việt trở nên “hung hăng” hơn. Tuy nhiên, giới chuyên gia lại cho rằng lời “xin lỗi” này không hề thể hiện chút thiện chí nào. Trao đổi với PV, GS Nguyễn Văn Tuấn (Đại học New South Wales-Úc) nói ông thấy cái cách GS Brinkley nói về việc “khẩu phần ăn của người Việt thật sự khiến họ cường tráng hơn người dân ở các nước láng giềng” rất không ổn. GS Tuấn nói: “Bằng chứng nào mà ông dám nói người Việt “cường tráng” hơn các dân tộc láng giềng? Tôi có số liệu cho thấy lượng cơ của người mình chẳng hơn ai cả. Tôi nghĩ cái ý đằng sau là "OK, mấy người không thích được chê là dã man, thì tôi khen mấy người cường tráng”. Thâm lắm chứ không phải khen gì đâu. Mà mình không cần khen”.

Tuy nhiên, theo GS Tuấn, phần “độc địa” nhất là ý ông Brinkley nói rằng nếu có cơ hội sửa sai, vị GS này sẽ viết là “người VN cường tráng hơn người dân các quốc gia láng giềng vốn chỉ ăn cơm chứ không có nhiều thứ khác trong khẩu phần của họ”. GS Tuấn nói: “Ông ấy nói khẩu phần ăn người Việt còn có "thứ khác"; ông ấy hàm ý nói những thứ như chuột, mèo? Nói cách khác, ông ấy không thành thật”.

Thực ra cách đây vài tuần, GS Brinkley đã đưa ra cái gọi là lời “xin lỗi” trước sức ép và phản ứng từ công luận cũng như lá thư phản đối của Hội Sinh viên Việt Nam tại Đại học Stanford. Báo chí Mỹ đã gọi động thái này là “sort of”, tức là coi như chẳng xin lỗi gì. Trong một bài viết cho Vietweek, tuần báo tiếng Anh của Thanh Niên, nhà báo tự do Calvin Godfrey nhấn mạnh: “Với tư cách là một người Mỹ, tôi có thể nói ngay là nếu ở trên đất nước của mình, Brinkley sẽ chẳng bao giờ dám khệnh khạng lên lớp ai về thói quen ăn uống của bất kỳ một chủng tộc nào, chứ đừng nói là tranh luận công khai rằng nhóm người đó có “hung hăng” hay không. Người Việt Nam cũng yêu, cũng ghét, cũng ăn những món ăn khác nhau. Có người quái gở. Có người dễ thương. Có người này người khác nhưng cái cách Brinkley miêu tả người Việt chỉ chứng minh ông này kém về mọi phương diện, dù là với tư cách sử gia hay nhà báo”.

Cho đến chiều tối hôm qua (17-2), bài viết này vẫn nằm trên trang web của Chicago Tribune, và cái bị trang web này dỡ bỏ là những bình luận đầy phẫn nộ của độc giả. GS Brinkley có hứa sẽ “lưu tâm” những ý kiến phản đối bài viết của ông để khắc phục trong những lần tiếp theo viết bài về Việt Nam. Và nhà báo Godfrey giễu: “Không ai tỏ ra hào hứng khi nào “lần tiếp theo” ấy sẽ đến”.

Theo An Điền
Thanh Niên

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Tháp cổ nghìn năm tuổi ở Quảng Nam

Tháp cổ nghìn năm tuổi ở Quảng Nam

TPO - Tháp Bằng An (ở phường Điện An, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) mang hình linga được xây dựng cách đây hơn 1.000 năm. Đây là ngôi tháp cổ có kiến trúc độc đáo hình bát giác duy nhất còn ở Việt Nam.
Độc đáo phần thi mặt mộc

Độc đáo phần thi mặt mộc

TP - Top 41 thí sinh vòng Chung khảo toàn quốc Hoa hậu Việt Nam 2024 trải qua phần thi đặc biệt - thi mặt mộc. Đây là phần thi riêng có, độc đáo làm nên thương hiệu của cuộc thi nhan sắc quy mô, uy tín bậc nhất của Hoa hậu Việt Nam.
Chùa Phật Tích được mở rộng

Chùa Phật Tích được mở rộng

TPO - Phó Thủ tướng Mai Văn Chính vừa ký Quyết định số 757/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích, tỉnh Bắc Ninh. Một trong những nội dung quy hoạch là điều chỉnh quy mô khu di tích.
Việt Nam - Trung Quốc phối hợp thực hiện chương trình tìm kiếm tài năng âm nhạc trẻ

Việt Nam - Trung Quốc phối hợp thực hiện chương trình tìm kiếm tài năng âm nhạc trẻ

TPO - Lễ công bố hợp tác truyền thông giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh - Truyền hình T.Ư Trung Quốc, giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025-2026, được tổ chức ngày 14/4 tại Hà Nội. Đại diện hai đài khẳng định kết hợp để sản xuất chương trình tìm kiếm tài năng trẻ.