Ngắm thiếu nữ Cơ Tu trong lễ hội đâm trâu

Ngắm thiếu nữ Cơ Tu trong lễ hội đâm trâu
TPO - Những ngày giáp tết Quý Tỵ 2013, lên xã A Xan (huyện Tây Giang, Quảng Nam) giáp ranh biên giới nước bạn Lào đúng dịp người dân tổ chức lễ hội đâm trâu để mừng nhà Gươl mới và đón tết sớm.

Ngắm thiếu nữ Cơ Tu trong lễ hội đâm trâu

TPO - Những ngày giáp tết Quý Tỵ 2013, lên xã A Xan (huyện Tây Giang, Quảng Nam) giáp ranh biên giới nước bạn Lào đúng dịp người dân tổ chức lễ hội đâm trâu để mừng nhà Gươl mới và đón tết sớm.

Đồng bào Cơ Tu sống giữa đại ngàn Trường Sơn, làm nương, phát rẫy săn bắt để sinh sống nên họ tin vào Giàng (trời) và các đấng thần linh. Lễ hội đâm trâu là một trong những tín ngưỡng thần linh quan trọng của người Cơ Tu, được tổ chức vào các dịp mừng lúa mới, mừng nhà mới, cưới xin…, và là hình thức sinh hoạt cộng đồng không thể thiếu trong đời sống của đông bào. Với quan niệm: khi Giàng và các vị thần linh nhận lễ vật, nhất là trâu, thì sẽ giúp dân làng tránh được rủi ro, bệnh tật, tai nạn, mùa màng sẽ bội thụ, cuộc sống sẽ ấm no quanh năm…

Trâu được buộc chặt vào cột X’nur, các già làng làm lễ cúng Giàng và khóc trâu. Họ khóc trâu rằng: T’rí ơi! Amay canh acon vêl bhướl, amay chết vêl bhướl k’ây lom k’ây luôl t’ri ơi… Amay chết đăng vêl bhướl gabhố, đăng Pleng năl luôi lom vêl bhươl.. (Trâu ơi mày là đứa con cả dân làng, mày chết đi dân làng đau lòng lắm trâu ơi… Mày chết đi để dân làng được no ấm, cho Giàng biết cái bụng của dân làng…)
Trâu được buộc chặt vào cột X’nur, các già làng làm lễ cúng Giàng và khóc trâu. Họ khóc trâu rằng: T’rí ơi! Amay canh acon vêl bhướl, amay chết vêl bhướl k’ây lom k’ây luôl t’ri ơi… Amay chết đăng vêl bhướl gabhố, đăng Pleng năl luôi lom vêl bhươl.. (Trâu ơi mày là đứa con cả dân làng, mày chết đi dân làng đau lòng lắm trâu ơi… Mày chết đi để dân làng được no ấm, cho Giàng biết cái bụng của dân làng…).
Khi trống chiêng được đánh lên, tất cả dân làng cùng mặc trang phục lễ hội tập trung quanh X’nur nhảy múa. Đàn ông hùng dũng cùng điệu Tân’Tung với gươm, giáo, khiêng mô phổng những động tác chiến đấu, đi săn. Phụ nữ thì nhịp nhàng trong điệu Da’dă với đôi tay xoè rộng, đưa ngang đầu như khẩn cầu thân linh và tiếp nhận ân huệ từ Giàng.
Khi trống chiêng được đánh lên, tất cả dân làng cùng mặc trang phục lễ hội tập trung quanh X’nur nhảy múa. Đàn ông hùng dũng cùng điệu Tân’Tung với gươm, giáo, khiêng mô phổng những động tác chiến đấu, đi săn. Phụ nữ thì nhịp nhàng trong điệu Da’dă với đôi tay xoè rộng, đưa ngang đầu như khẩn cầu thân linh và tiếp nhận ân huệ từ Giàng..
Trâu được tế sống bằng một chén rượu, chén gạo, bát xôi – những vật phẩm gần gũi và gắn bó với cuộc sống người dân
Trâu được tế sống bằng một chén rượu, chén gạo, bát xôi – những vật phẩm gần gũi và gắn bó với cuộc sống người dân.
Trâu cho lễ hội phải là con trâu đực to khỏe, chân cứng cáp và cặp sừng đẹp
Trâu cho lễ hội phải là con trâu đực to khỏe, chân cứng cáp và cặp sừng đẹp.
Những nhát đâm đầu tiên được các già làng lần lượt thực hiện
Những nhát đâm đầu tiên được các già làng lần lượt thực hiện.
Khi trâu gục xuống, dân làng đưa những lễ vật như: vải thổ cẩm, lúa gạo, lợn, gà đến đặt lên mình trâu với ý nghĩa chia một phần cho trâu trước khi về với Giàng, các vị già làng đứng ra làm lễ tế linh hồn trâu. Trâu sau khi chết, được mổ thịt, chia phần cho các gia đình trong thôn. Đầu trâu được treo ở vị trí chính giữa nhà Gươl để hồn trâu luôn ở lại và giúp dân làng no ấm
Khi trâu gục xuống, dân làng đưa những lễ vật như: vải thổ cẩm, lúa gạo, lợn, gà đến đặt lên mình trâu với ý nghĩa chia một phần cho trâu trước khi về với Giàng, các vị già làng đứng ra làm lễ tế linh hồn trâu. Trâu sau khi chết, được mổ thịt, chia phần cho các gia đình trong thôn. Đầu trâu được treo ở vị trí chính giữa nhà Gươl để hồn trâu luôn ở lại và giúp dân làng no ấm.
Điệu Da’dă của nghiêng ngả núi rừng sau nghi thức đâm trâu
Điệu Da’dă của nghiêng ngả núi rừng sau nghi thức đâm trâu.
Thiếu nữ Cơ Tu say sưa, duyên dáng trong điệu múa truyền thống
Thiếu nữ Cơ Tu say sưa, duyên dáng trong điệu múa truyền thống.

Nguyễn Thành

Theo Viết
MỚI - NÓNG
 Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đối thoại với đoàn viên, thanh niên
Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đối thoại với đoàn viên, thanh niên
TPO - Trong chương trình đối thoại với đoàn viên thanh niên cơ quan năm 2025, Đảng ủy - Ban Biên tập Báo Tiền Phong đã trao đổi về định hướng chiến lược phát triển cơ quan; vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên, thanh niên trong việc phát huy chuyên môn, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan.
Đi đường nào đến lễ hội Đền Hùng để tránh ùn tắc?
Đi đường nào đến lễ hội Đền Hùng để tránh ùn tắc?
TPO - Vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025, lượng người, phương tiện về Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) dự báo tăng đột biến. Để đảm bảo an toàn giao thông, Công an tỉnh Phú Thọ đã xây dựng phương án phân luồng giao thông từ xa chống ùn tắc.
Thí sinh Hoa hậu Việt Nam nhảy 'Bắc Bling'
Thí sinh Hoa hậu Việt Nam nhảy 'Bắc Bling'
TPO - Top 41 thí sinh tự tin trình diễn kỹ năng nhảy múa trong buổi học vũ đạo để chuẩn bị cho bài đồng diễn tại chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024. Biên đạo múa Nga Ruby nhận xét các thí sinh chăm chỉ, ham học hỏi, khả năng cảm nhạc tốt.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm