Nhịp phách ca trù ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Nhịp phách ca trù ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám
TPO – Ngày 20-12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Liên hoan Ca trù Hà Nội 2012 chính thức diễn ra. Tiếng đàn, nhịp phách và nhiều điệu cách của Ca trù đã được nghệ nhân các giáo phường thể hiện.

>Tin vắn ngày 20 - 12
>Giúp ca trù theo cách của người trẻ
>Thăm nhà “Đệ nhất trống chầu”

Tham gia Liên hoan ca trù Hà Nội 2012 có các giáo phường, câu lạc bộ có tiếng của đất Hà Thành như: Giáo phường Thăng Long; Giáo phường Thái Hà; giáo phường Lỗ Khê, câu lạc bộ ca trù Hà Nội, câu lạc bộ ca trù Chanh Thôn
Tham gia Liên hoan ca trù Hà Nội 2012 có các giáo phường, câu lạc bộ có tiếng của đất Hà thành như: Giáo phường Thăng Long; Giáo phường Thái Hà; giáo phường Lỗ Khê, câu lạc bộ ca trù Hà Nội, câu lạc bộ ca trù Chanh Thôn.
Nhiều nghệ nhân dân gian trực tiếp tham gia biểu diễn tại Liên hoan như: Nghệ nhân dân gian Vũ Thị Khuê (94 tuổi), nghệ nhân dân gian Vũ Văn Hồng (93 tuổi),…Các nghệ nhân dân gian được ví như những bảo tàng sống về Ca trù.
Nhiều nghệ nhân dân gian trực tiếp tham gia biểu diễn tại Liên hoan như: Nghệ nhân dân gian Vũ Thị Khuê (94 tuổi), nghệ nhân dân gian Vũ Văn Hồng (93 tuổi),…Các nghệ nhân dân gian được ví như những "bảo tàng sống" về Ca trù..
Liên hoan là hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy vốn ca trù quý báu của thủ đô, từ đó, góp phần bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc. Tại liên hoan, các câu lạc bộ, giáo phường biểu diễn và phục dựng nguyên bản các làn điệu đang có nguy cơ mai một như Hát thờ, Hát cửa đình, Hát cửa quyền, Hát ca quán…
Khác với liên hoan lần thứ nhất năm 2009, Liên hoan Ca trù Hà Nội 2012 được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy vốn ca trù quý báu của thủ đô, từ đó, góp phần bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc. Tại liên hoan, các câu lạc bộ, giáo phường biểu diễn và phục dựng nguyên bản các làn điệu đang có nguy cơ mai một như Hát thờ, Hát cửa đình, Hát cửa quyền, Hát ca quán… .
“Ca trù rất sâu, có nhiều làn điệu, hay còn gọi là thể cách. Có nhà nghiên cứu cho rằng, Ca trù có 90 thể cách, lại có ý kiến là 30 thể cách… Nhưng chúng ta chưa thể kiểm định được cụ thê là bao nhiêu. Liên hoan lần này là dịp để chúng tôi kiểm kê xem mỗi câu lạc bộ, mỗi giáo phường ở Hà Nội giữ được bao nhiêu thể cách”, Giáo sư-Tiến sỹ Khoa học Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam chia sẻ
“Ca trù rất sâu, có nhiều làn điệu, hay còn gọi là thể cách. Có nhà nghiên cứu cho rằng, Ca trù có 90 thể cách, lại có ý kiến là 30 thể cách… Nhưng chúng ta chưa thể kiểm định được cụ thê là bao nhiêu. Liên hoan lần này là dịp để chúng tôi kiểm kê xem mỗi câu lạc bộ, mỗi giáo phường ở Hà Nội giữ được bao nhiêu thể cách”, Giáo sư-Tiến sỹ Khoa học Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam chia sẻ.
Cùng với biểu diễn các làn điệu, Liên hoan Ca trù Hà Nội lần thứ 2 tổ chức tọa đàm về giải pháp bảo tồn ca trù trên địa bàn Hà Nội (chiều 21-12). Tọa đàm sẽ đặt ra một số vấn đề như: tổ chức định kỳ liên hoan ca trù, vinh danh các nghệ nhân ca trù, hay mở lớp ca trù để truyền dạy những làn điệu ca trù cổ…
Cùng với biểu diễn các làn điệu, Liên hoan Ca trù Hà Nội lần thứ 2 tổ chức tọa đàm về giải pháp bảo tồn ca trù trên địa bàn Hà Nội (chiều 21-12). Tọa đàm sẽ đặt ra một số vấn đề như: tổ chức định kỳ liên hoan ca trù, vinh danh các nghệ nhân ca trù, hay mở lớp ca trù để truyền dạy những làn điệu ca trù cổ….
Liên hoan cũng có sự tham gia biểu diễn của nhiều bạn trẻ yêu ca trù đến từ các câu lạc bộ, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội. Liên hoan ca trù Hà Nội lần thứ 2 sẽ diễn ra hết ngày 21-12.
Liên hoan cũng có sự tham gia biểu diễn của nhiều bạn trẻ yêu ca trù đến từ các câu lạc bộ, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội. Liên hoan ca trù Hà Nội lần thứ 2 sẽ diễn ra hết ngày 21-12..

Ca trù có nhiều tên gọi, tuỳ từng địa phương, từng thời điểm mà hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò và hát ca công. Đây là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, có quá trình phát triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay.

Ca trù độc đáo ở không gian nghệ thuật riêng, nhạc cụ và thể thơ riêng biệt. Tham gia biểu diễn ca trù có ít nhất 3 người, gồm: một “ca nương” hát theo lối nói và gõ phách lấy nhịp; Một "kép" đệm đàn đáy cho người hát; một “quan viên” đánh trống.

Tháng 10-2009, nghệ thuật Ca trù Việt Nam đã được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới và cần được bảo vệ khẩn cấp.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.