Thương lắm chèo ơi

Thương lắm chèo ơi
TP - Liên hoan sân khấu chèo toàn quốc về đề tài hiện đại diễn ra tại Nhà văn hóa lao động tỉnh Thái Bình từ 26-11 đến 4-12, thu hút hơn 700 nghệ sĩ của 13 đoàn với 16 vở. Đọng lại là nỗi niềm xót xa đắng đót của nhiều người làm nghề.

NSND Đàm Liên: Tôi đa tình

Kết quả ba vở đoạt huy chương Vàng là Đất làng của Nhà hát chèo Thái Bình, Giếng thơi trong lòng phố (Nhà hát chèo Việt Nam) và Quan lớn về làng của Nhà hát chèo Hà Nội. Huy chương Bạc cho vở diễn của Nhà hát chèo Quân đội, Đoàn chèo Thanh Hóa, Đoàn chèo Vĩnh Phúc. 27 HCV, 50 HCB cá nhân, ngoài ra còn giải thưởng của Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN, Cục NTBD tặng cho cá nhân, tập thể, các đạo diễn trẻ, dàn nhạc…

Thương từ kịch bản đến trò diễn

“Có tích mới dịch nên trò”. Vậy mà một số vở chèo đề tài hiện đại đã quên mất “tích”, hoặc không có “tích”, đưa người xem hết lớp nọ màn kia mà chẳng hiểu đầu đuôi câu chuyện, không hiểu tác giả định nói gì. Bỏ qua tính trò diễn trong mỗi lớp kịch, bỏ qua ngôn ngữ thơ trong đối thoại. Lối văn biền ngẫu rơi đâu mất. Một số tác giả làm cho kịch bản chèo giống như “kịch nói cắm hát”. Nghĩa là: Dựng kịch nói, dựng trò diễn như kiểu hài kịch rồi diễn viên tự đi tìm bài hát phù hợp để gọi là chèo. Bí quá, diễn viên của nhà hát bèn lấy luôn vài khúc ca chèo trên đài để hát lồng vào vở diễn. Ngay khâu đầu tiên- kịch bản đã không phải chèo thì còn gì là chèo nữa.

Hầu hết những mảnh trò vui trong Liên hoan sân khấu chèo toàn quốc về đề tài hiện đại đều là trò hài của kịch nói (tiêu biểu là các vở Giếng thơi trong lòng phố, Đất làng). Những mảnh trò không mang lối diễn và sự thông minh dí dỏm của chèo, chính vì vậy cái mầu chèo mất đi, cái hài kịch lấn tới. Điều này cũng dễ hiểu bởi nhiều đạo diễn không thật sự hiểu về chèo, mấy ai đắm mình, sống chết với chèo.

Chuyện bên lề

Bên hành lang sân khấu nghe chuyện đời diễn viên, chuyện dựng vở của các đoàn mới thấy xa xót làm sao. Các đoàn đều muốn có kịch bản hay, đạo diễn giỏi, diễn viên tài năng nhưng đều gặp khó bởi một chữ “tiền”. Các đoàn tỉnh lẻ chắt chiu (nếu không muốn nói là đi xin) từng đồng để tìm đạo diễn, diễn viên cho hợp với lưng vốn của mình. Tiền nào của nấy. Do không có tiền nên trưởng đoàn đành mạnh dạn “của nhà trồng được”, tự đạo diễn. Anh em trong đoàn không phục, diễn viên chính và kép nền vốn có khả năng diễn xuất tốt thì xin nghỉ không diễn. Kép nền mới được thay. Ra liên hoan, diễn không trôi, giá trị vở diễn giảm hẳn. Đoàn trưởng gạt nước mắt: Biết làm sao được!

Trong buổi biểu diễn cuối cùng, các nghệ sĩ, diễn viên ào lên tặng hoa đồng nghiệp. Ở hàng ghế cuối cùng, tác giả kịch bản NCT ngồi lặng lẽ khóc: “Thương lắm. Họ không được tỉnh ủng hộ, nhưng nhớ chèo quá mà cố đi. Tiền chẳng có để bồi dưỡng phần âm thanh nên các vở diễn khác âm thanh đều sạch sẽ, mà vở này liên tục lạc xen, gầm rít. Lúc duyệt vở thì tốt nhưng hàng tháng trời không tập lại, anh em oải. Không được giải gì lần này về tỉnh họ bị giải tán”.

Nhiều huy chương cá nhân, tập thể nhưng tan cuộc, nhiều người bần thần hỏi nhau: “Vở ấy mà huy chương Vàng à?” “Trưởng ban giám khảo hãy phân tích giúp tôi nó hay ở chỗ nào, nó chèo ở điểm gì?”.

Đạo diễn Trương Hải Thọ, Trưởng Đoàn chèo Thanh Hóa, phát biểu: “Ban giám khảo 5 người thì hai diễn viên, một là họa sĩ, một nhạc sĩ, một là nhà lý luận phê bình. Không có tác giả, chẳng có đạo diễn. Chấm vở mà không có cái nhìn của tác giả, đạo diễn thì thế là phải thôi”.

Xót phận chèo

Liên hoan sân khấu chèo toàn quốc về đề tài hiện đại kết thúc. Các nghệ sĩ lặng lẽ ra về mang theo nỗi niềm riêng. Họ yêu chèo, say chèo quá quên cả gia đình, quên cả bản thân. Mỗi tháng lĩnh lương chỉ đủ chi tiêu tằn tiện, ngày ngày quần quật tập luyện trên sân khấu đến sức tàn lực kiệt, “thổ tận can tràng” mà hát, mà diễn. Có nghệ sĩ tài, sắc bỏ cả thời thanh xuân ở phía sau, mà chèo đã cho họ cái gì. Không danh phận, chẳng bổng lộc, đến một niềm vui nho nhỏ là sự công bằng cũng chẳng có. Đau lắm chèo ơi!

ThS Mai Văn Lạng (Đài Tiếng nói Việt Nam)

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Thanh niên Việt - Trung chia sẻ cơ hội, thách thức trong khởi nghiệp công nghệ, sáng tạo
Thanh niên Việt - Trung chia sẻ cơ hội, thách thức trong khởi nghiệp công nghệ, sáng tạo
TPO - Sáng 13/4, tại tọa đàm “Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc chia sẻ những cơ hội và thách thức trong khởi nghiệp công nghệ, sáng tạo”, đại biểu thanh niên hai nước đã lan tỏa ý tưởng hợp tác song phương trong khởi nghiệp. Qua đó, thúc đẩy tình hữu nghị sâu sắc, xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam và Trung Quốc năng động, bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, vững vàng tiên phong trong kỷ nguyên số.
Thanh niên Việt - Trung hiến kế nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn và tham gia xây dựng Đảng
Thanh niên Việt - Trung hiến kế nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn và tham gia xây dựng Đảng
TPO - Lấy đoàn viên làm trọng tâm là động lực và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chi đoàn là then chốt; đẩy mạnh sáng tạo, ứng dụng chuyển đổi số; thực hiện “Đoàn cơ sở 3 chủ động”... là những cách làm, mô hình được giới thiệu, đề xuất tại toạ đàm “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn và Đoàn tham gia xây dựng Đảng”.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Trụ sở UBND huyện Ia Grai. Ảnh: Trần Hoàn

Thu hồi quyết định tuyển dụng hàng loạt giáo viên; ‘tuýt còi' trường tuyển sinh tổ hợp tréo ngoe

TPO - Thu hồi quyết định tuyển dụng 61 giáo viên do vi phạm chỉ đạo của Trung ương; Một trường đại học được yêu cầu có ít nhất 1.000 bài báo quốc tế mỗi năm; Nữ giáo viên mầm non bị cho nghỉ vì kiểm tra bộ phận nhạy cảm của trẻ;… là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.
Học sinh lớp 12 cần làm gì để không 'lạc lối' khi chọn ngành nghề?

Học sinh lớp 12 cần làm gì để không 'lạc lối' khi chọn ngành nghề?

TPO - Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô vừa tổ chức tại Trường THPT Nguyễn Quốc Trinh, học sinh được các chuyên gia khuyên, cần duy trì phong độ học tập ổn định suốt cả năm học lớp 12, không được chủ quan, lơ là. Khi lựa chọn ngành nghề, các em cần chọn ngành trước, chọn trường sau.