Chuyên gia Mỹ nhận định về chiến tranh Trung – Nhật

Chuyên gia Mỹ nhận định về chiến tranh Trung – Nhật
TPO - Trong vài năm tới, cuộc cạnh tranh về an ninh giữa Tokyo và Bắc Kinh có thể sẽ ngày càng gay gắt, điều này có thể sẽ gây ra sự bất ổn cho khu vực.

Chuyên gia Mỹ nhận định về chiến tranh Trung – Nhật

> Kịch bản xung đột Trung -Nhật ở Thái Bình Dương

> Nhật Bản 'bao vây', Trung Quốc cảnh cáo: Đừng chọc giận! 

TPO - Trong vài năm tới, cuộc cạnh tranh về an ninh giữa Tokyo và Bắc Kinh có thể sẽ ngày càng gay gắt, điều này có thể sẽ gây ra sự bất ổn cho khu vực.

Tạp chí The Diplomat của Nhật Bản vừa đăng tải bài viết của ông Michael D. Swaine – chuyên gia phụ trách các vấn đề Trung Quốc của Quỹ hòa bình quốc tế Carnegie (Mỹ).

Bài viết cho rằng, trước năm 2030, khả năng xảy ra chiến tranh trên quy mô lớn giữa Trung Quốc – Nhật Bản hoặc Trung Quốc với liên minh Mỹ - Nhật không cao. Tuy nhiên, cục diện căng thẳng giữa hai bên có thể sẽ tiếp leo thang, hoặc tần suất xảy ra khủng hoảng cũng sẽ cao hơn. Chính vì vậy, xét về lâu dài, hai bên cần hợp tác để xây dựng cơ chế thấu hiểu lẫn nhau liên quan đến sự cân bằng lực lượng ở Đông Bắc Á để có thể dung nạp toàn bộ sự quan tâm đối với an ninh của Nhật Bản,Trung Quốc và Mỹ.

Các sự kiện xảy ra gần đây cho thấy, Nhật Bản đang áp dụng chính sách ngoại giao và phòng ngự tự tin hơn. Tuy nhiên, cho dù ý đồ của thủ tướng Shinzo Abe là thế nào, trong vài năm tới, Tokyo ít có khả năng áp dụng chính sách phòng ngự cấp tiến để kiềm chế Bắc Kinh. Hơn nữa, hàng loạt nhân tố bên trong và ngoài nước có thể cũng sẽ tác động đến ngân sách chi cho quốc phòng của Nhật Bản, khiến Tokyo buộc phải tiếp tục duy trì sự hợp tác với Bắc Kinh.

Với sức mạnh kinh tế, quân sự không ngừng mở rông Trung Quốc được nhận định ít có khả năng nhượng bộ trong tranh chấp lãnh thổ
Với sức mạnh kinh tế, quân sự không ngừng mở rông Trung Quốc được nhận định ít có khả năng nhượng bộ trong tranh chấp lãnh thổ.

Mặt khác, mặc dù Bắc Kinh không thể tiến hành mở rộng lãnh thổ, nhưng cũng ít có khả năng nhượng bộ trong các vụ tranh chấp lãnh thổ. Điều có thể khẳng định là, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường khả năng quân sự và chuẩn quân sự cho chính mình và tiếp tục chứng minh sự tồn tại của mình ở khu vực kề sát Nhật Bản. Kể cả khi kinh tế tăng trưởng chậm, trong mấy chục năm tới, Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục duy trì mức chi cho ngân sách quốc phòng với biên độ lớn hàng năm, tăng cường sức mạnh quân sự ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Nhìn nhận một cách khái quát có thể thấy, những xu thế này cho thấy trong vài năm tới, cuộc cạnh tranh về an ninh giữa Tokyo và Bắc Kinh có thể sẽ ngày càng gay gắt, điều này có thể sẽ gây ra sự bất ổn cho khu vực, không có lợi cho lợi ích của cả hai bên. Để xoa dịu cục diện cạnh tranh về mặt an ninh này, các nhà quyết sách chính trị của hai bên cần đề ra chính sách ngoại giao linh hoạt, đảm bảo cho sự ổn định về mặt an ninh của cả hai.

Chuyên gia Mỹ nhận định về chiến tranh Trung – Nhật ảnh 2
 

Tờ Diplomat cho biết, trong tình huống này, chắc chắn Mỹ sẽ phát huy vai trò then chốt trong việc tái thiết lập mối quan hệ an ninh Trung – Nhật và trong quá trình hai bên đề ra chính sách quốc phòng trong 20 năm tới. Mặc dù hiện tại rất nhiều nước châu Á, bao gồm cả Nhật Bản đều không tin tưởng vào lời cam kết của Mỹ ở khu vực châu Á – kinh tế Mỹ và khả năng quân sự của Mỹ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này – Tuy nhiên Mỹ sẽ không rút khỏi châu A – Thái Bình Dương hoặc thu hẹp sự tồn tại ở khu vực này.

Ngược lại, để cân bằng cục diện, có thể Mỹ sẽ khôi phục hoặc ít nhất khôi phục một phần sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương – tuy nhiên chắc chắn sẽ không giống trước đây, trở thành lực lượng chủ đạo trong những lĩnh vực này. Trong mấy năm tới đây, Washington vẫn sẽ tiếp tục coi châu Á – Thái Bình Dương là một trọng tâm chiến lược.

Xét về chính sách với Nhật Bản và các nước đồng minh, mục tiêu của Mỹ vẫn sẽ là: Giúp Nhật Bản xóa bỏ tâm lý bị Mỹ lợi dụng hoặc bỏ rơi; Thúc đẩy giải quyết các mối tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản bằng biện pháp hòa bình, khuyến khích Trung – Nhật xây dựng mối quan hệ hai nước có tính hợp tác hơn; Ủng hộ Nhật Bản đưa ra những chính sách bảo vệ lợi ích của Mỹ và các nước đồng minh.

Để thực hiện những mục tiêu này, có thể Mỹ sẽ giúp Nhật Bản nâng cao năng lực phòng ngự trong lĩnh vực chính trị và quân sự, đặc biệt là trên những phương diện có thể cung cấp cho Nhật Bản những thông tin tình báo tổng hợp, giám sát và trinh sát tốt hơn cũng như sự ủng hộ về mặt hậu phương. Đồng thời, các mục tiêu này còn giúp Washington ngăn chặn Tokyo áp dụng những biện pháp khiến cục diện hai nước Trung – Nhật trở nên xấu đi. Đặc biệt có thể Washington sẽ ngăn chặn Tokyo xóa bỏ hoặc sửa đổi điều 9 trong hiến pháp.

Hải quân Trung Quốc diễn tập đổ bộ chiếm đảo
Hải quân Trung Quốc diễn tập đổ bộ chiếm đảo.
 

Hành động có ý nghĩa quan trọng nhất và cần áp dụng trước tiên là những lời tuyên bố liên quan đến tài nguyên và lãnh thổ cũng như sự tồn tại về quân sự và chuẩn quân sự của Trung Quốc và Nhật Bản tại biển Hoa Đông. Trước hết, hai bên cầy cùng nhâu xây dựng nhiều cơ chế, dự báo và quản lý các sự kiện ngoài ý muốn có thể xảy ra và những sự cố có thể xảy ra trên không và trên biển, bao gồm kênh thông tinh và quy tắc thấu hiểu lẫn nhau.

Hoàn Cầu ngạo  mạn cho rằng Nhật Bản cần thừa nhận tồn tại tranh chấp về vấn đề Điếu Ngư/Senkaku với Trung Quốc, đồng thời cần thấu hiểu một cách toàn diện hơn sự kìm chế của cả hai phía Bắc Kinh và Tokyo. Rất có thể cuối cùng, về mặt chiến thuật, Tokyo sẽ phải thừa nhận sự tồn tại chung của cả hai bên ở khu vực gần đảo Điếu Ngư/Senkaku theo một hình thức nào đó. Tuy nhiên, đồng thời Trung Quốc cũng cần kiềm chế, ngăn ngừa sự leo thang về mặt quân sự ở khu vực này. Mặt khác, Nhật Bản cũng cần tránh xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực trên. Cuối cùng, hai bên cần tuân thủ trở lại hiệp định cùng nhau khai thác tài nguyên ở biển Hoa Đông ký kết năm 2008 và có những hành động cụ thể để thực hiện hiệp định này.

Tờ Diplomat phân tích, về vấn đề quân sự sâu rộng hơn, do khả năng và sự tồn tại của PLA ở lân cận Nhật Bản không ngừng mở rộng, Nhật Bản cũng cần áp dụng biện pháp, tăng cường khả năng uy hiếp phòng ngự đối với Trung Quốc. Trong đó bao gồm nâng cao khả năng tình báo, giám sát và trinh sát ở khu vực quần đảo phía Đông Nam, tăng cường sự tuần tra và giám sát của Lực lượng phòng vệ bờ biển, nâng cao khả năng phản ứng tốc độ. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản cần nỗ lực nâng cao khả năng phối hợp tác chiến với quân đội Mỹ, đặc biệt trong phương diện tình báo, giám sát, trinh sát và chi viện hậu phương. Tuy nhiên khi nâng cao những khả năng này, Nhật Bản cần tránh phát triển các năng lực quân sự có tính chất đe dọa, như năng lực phóng tên lửa đạn đạo vượt qua Triều Tiên và năng lực tấn công tầm xa để tránh kích thích Trung Quốc phát triển các loại vũ khí có thể đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nhật Bản.

Xe đổ bộ lưỡng thê trong cuộc tập trận đổ bộ chiếm đảo giữa liên quân Mỹ-Nhật tại Mỹ vừa qua
Xe đổ bộ lưỡng thê chờ xuất kích trong cuộc tập trận đổ bộ chiếm đảo giữa liên quân Mỹ-Nhật tại Mỹ tháng 6/2013 vừa qua.

Xét về lâu dài, Nhật Bản và Trung Quốc cần đạt được sự thấu hiểu ở mức sâu hơn về sự tồn tại của quân sự và chuẩn quân sự đối với mỗi bên, sẵn lòng chấp nhận đối phương, thừa nhận sự quan tâm hợp lý của đối phương về các vấn đề chính trị và an ninh. Đặc biệt là, Trung Quốc buộc phải tránh để biển Hoa Đông trở thành khu vực cấm tàu thuyền Nhật Bản đi vào. Cũng đúng như vậy, Nhật Bản cũng cần tránh xây dựng chuỗi đảo để ngăn cản hải quân, tàu quân sự hoặc tàu thương mại của Trung Quốc.

Ngoài mối quan tâm về an ninh truyền thống, hai bên còn cần nỗ lực tăng cường sự hợp tác về kinh tế, bao gồm thông qua các hiệp định song phương và đa phương. Hai nước cũng cần nâng cao sự phối hợp trong lĩnh vực chống ma tuy, mở rộng hợp tác an ninh trong lĩnh vực phi truyền thống. Ngoài ra, dĩ nhiên thủ tướng Shinzo Abe cũng phải kiềm chế, tránh có những hành động phủ nhận tội lỗi của quân đội Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai hoặc đi viếng đền Yasukuni gây phản ứng dữ dội ở các bên.

Hoàn Cầu cho rằng để thúc đẩy mối quan hệ Trung – Nhật, Washington không những phải tiếp tục đốc thúc Bắc Kinh áp dụng những biện pháp mềm dẻo trong tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku, mà cũng phải đốc thúc Tokyo chấp nhận mối tranh chấp và thừa nhận thực tế này. Tờ báo này còn mong Mỹ tích cực khuyên nhủ ông Shinzo Abe không nên áp dụng chính sách ngoại giao và lập trường mang tính khiêu khích.

Đương nhiên, những biện pháp này đều cần Tokyo và Bắc Kinh có các biện pháp ngoại giao quyết đoán, khéo léo, có tầm nhìn xa trông rộng. Trong đó rất nhiều biện pháp có thể rất khó thực hiện, và cũng không thể xoa dịu được hai bên trong các cuộc xung đột. Tuy nhiên, xét về lâu dài, chiến lược trước mắt dường như không thể đảm bảo cho sự ổn định của khu vực Đông Bắc Á có lợi cho lợi ích của cả Trung Quốc và Nhật Bản.

Huy Long
Theo Hoàn Cầu

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải tạo, bảo đảm khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhất đời sống người dân sau khi được bàn giao nhà tái định cư.