> Thêm học giả Trung Quốc yêu cầu bỏ 'đường lưỡi bò'
> Trung Quốc và 'cây gậy nhỏ' độc chiếm Biển Đông
Căn cứ quy định của “Công ước biển quốc tế” mà Trung Quốc đã ký kết và phê chuẩn, cho dù Trung Quốc hoàn toàn có được các quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam - TP), Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam - TP) mà họ đòi hỏi thì vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc có được theo luật quốc tế cũng nhỏ hơn nhiều phạm vi của “Đường 9 đoạn”.
Chiến sĩ hải quân Việt Nam đứng gác tại đảo Đá Tây A, quần đảo Trường Sa. Ảnh: N.C.Khanh. |
Có người nói, “Đường 9 đoạn” sinh ra trước khi có Công ước biển LHQ năm 1982 nên không bị chế tài bởi Công ước. Đó là sự không hiểu biết về luật biển. Sự thực, sở dĩ quốc tế cần đàm phán xây dựng luật biển là do khi đó tình hình các vùng biển trên quốc tế khá phức tạp, các quốc gia đều tự tiện mở rộng phạm vi vùng biển của mình nên tranh chấp, xung đột liên tiếp xảy ra, việc xuất hiện luật biển quốc tế chính là để giải quyết vấn đề đó.
Nếu lấy việc “Đường 9 đoạn” có trước Công ước biển LHQ năm 1982 để phủ nhận việc Trung Quốc cần phải tuân thủ luật biển thì Công ước có khác nào tờ giấy lộn, bởi rất nhiều quốc gia đều đã nêu ra đường biên giới biển trước khi Công ước biển LHQ năm 1982 ra đời.
Thứ tư, vùng biển bên trong “Đường 9 đoạn” không phải là vùng biển lịch sử của Trung Quốc
Hiện có một kiểu lập luận cho rằng “Đường 9 đoạn” của Trung Quốc là “vùng biển có tính lịch sử” được quy định trong luật biển quốc tế. Sự thực thì cái vùng biển “có tính lịch sử” ấy là cái đuôi để lại trong quá trình xác lập luật biển, cũng không có quy định chính thức.
Nhưng có một tiêu chuẩn được công nhận là: Phải là quốc gia có quyền tư pháp và quyền quản lý không thể tranh cãi đối với vùng biển mà họ đã quản lý lâu dài. Trung Quốc rõ ràng không có được tiêu chuẩn đó.
Từ xưa đến nay, Nam Hải là biển chung của các nước xung quanh và các nước có liên quan. Từ thời Hán, các thương thuyền của Chiêm Thành, Phù Nam, Sumatra, Ba Tư, Ấn Độ, Ả rập đã qua lại ở đó và là chủ lực trên tuyến hàng hải Nam Hải. Trung Quốc mãi đến thời Tống, Nguyên mới chiếm cứ địa vị quan trọng trên tuyến giao thông mậu dịch Nam Hải nhưng vẫn không hơn được người Ảrập.
Từ thời Minh về sau, do chính sách cấm biển của nhà Minh, nhà Thanh, địa vị của Trung Quốc trên tuyến giao thông Nam Hải đã bị chấm dứt hoặc giảm sút mạnh, nhường lại cho Zuro, Brunei mới trỗi dậy hoặc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha từ phía Tây sang; từ Cận đại, Anh và Pháp trở thành chủ lực trên tuyến hàng hải Nam Hải (ở đây tác giả đã không liệt kê sự thực về việc các chúa Nguyễn nhà Nguyễn thực hiện quản lý các quần đảo quan trọng nhất trên Biển Đông – TP).
Trung Quốc xưa nay cũng chưa hề thực thi chủ quyền đầy đủ bên trong “Đường 9 đoạn”. Trước khi “Đường 9 đoạn” được vẽ ra, các đảo Nam Hải đều không thuộc sở hữu của Trung Quốc. Phía Tây Sa (Hoàng Sa-TP) và Nam Sa (Trường Sa – TP) đều do người Pháp chiếm hữu. Tàu chiến Anh và Pháp thường xuyên qua lại những nơi này. Cho đến khi Lâm Tuân hành động “thu phục” các đảo Nam Hải năm 1946, Trung Quốc mới lần đầu tiên đưa lực lượng chính phủ xuống Nam Sa.
Năm 1974, Trung Quốc mới chiếm đóng cả quần đảo Tây Sa, nhưng chưa bao giờ chiếm đóng được đại đa số quần đảo Nam Sa. Từ xưa đến nay, tàu thuyền các nước vẫn qua lại và tiến hành các hoạt động thương mại trong vùng biển bên trong “Đường 9 đoạn” mà không cần phải được Trung Quốc cho phép, Trung Quốc cũng chưa hề có hành động bảo hộ hay cứu trợ nào.
Có người nói, từ sau năm 1947, Trung Quốc liên tục dùng các hình thức ra tuyên bố hay lập pháp để khẳng định chủ quyền đối với các đảo bên trong “Đường 9 đoạn”, nói rằng điều này đã chứng minh “Đường 9 đoạn” có tính lịch sử. Luận điểm này thật nực cười! Thứ nhất, việc lập pháp chỉ đối với các đảo chứ không với “Đường 9 đoạn”. “Đường 9 đoạn” đến nay vẫn không có địa vị pháp lý. Thứ nữa, tuyên bố và lập pháp đều chỉ là thứ trên miệng và trên giấy, Trung Quốc chưa có được thể hiện thực tiễn.
Thứ năm, “Đường 9 đoạn” thành trở ngại cho việc giải quyết vấn đề Nam Hải
Trong vấn đề Nam Hải (Biển Đông), điều gây phản cảm nhất cho các nước lân bang chính là “Đường 9 đoạn” của Trung Quốc.
Một, nó quá bá đạo! Như trên đã nói, phạm vi của “Đường 9 đoạn” quá rộng so với quy định của luật quốc tế.
“Đường 9 đoạn” quá sát bờ biển các nước Philippines, Malaysia, Brunei, nơi gần nhất chỉ cách bờ biển nước khác vài chục cây số. “Đường 9 đoạn” đã thu hẹp nghiêm trọng không gian sinh tồn của các quốc gia xung quanh.
Hai, Trung Quốc chưa hề tuyên bố định nghĩa về “Đường 9 đoạn” gây hiểu lầm nghiêm trọng cho các nước ven bờ. Như đã phân tích ở trên, ngay về mặt pháp luật của Trung Quốc thì “Đường 9 đoạn” cũng không phải lãnh hải của Trung Quốc, nhưng chính phủ Trung Quốc lại không tỏ rõ thái độ rõ ràng về điều này, khó tránh khỏi việc các nước cho rằng Trung Quốc có ý đồ bá chiếm toàn bộ Nam Hải. Thực tế, ngay dân chúng Trung Quốc cũng có khá nhiều người nhầm lẫn vùng biển bên trong “Đường 9 đoạn” là lãnh hải của Trung Quốc.
Ngoài ra, “Đường 9 đoạn” cũng gây nên mâu thuẫn với Indonesia vốn không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc vì nó vạch quá sát quần đảo Natuna, chồng lên vùng đặc quyền kinh tế của họ. Việc này khiến Indonesia đứng về phía các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei đang có tranh chấp về Nam Hải với Trung Quốc. Việc kiên trì “Đường 9 đoạn” rõ ràng bị coi là thể hiện Trung Quốc thiếu thiện chí giải quyết hòa bình vấn đề Nam Hải.
Thu Thủy
(giới thiệu và dịch)