Sập nhà 8 tầng, ít nhất 87 người chết

Sập nhà 8 tầng, ít nhất 87 người chết
TP - Ít nhất 87 người thiệt mạng, 600 người bị thương trong vụ sập cả tòa nhà 8 tầng ở vùng ngoại ô thủ đô Dhaka sáng qua. Tính đến tối 24/4, nhiều người vẫn bị kẹt trong đống đổ nát, trong khi lực lượng cứu hộ dùng máy cắt bê tông và cần cẩu để đào bới hiện trường, tìm kiếm người sống sót. Rất đông người đổ đến hiện trường để tìm kiếm người thân, bạn bè.

> Bangladesh: Sập nhà 8 tầng, ít nhất 80 người chết
> Nhà năm tầng thành đống đổ nát vì hỏa hoạn

Phần đuôi của tòa nhà đổ đúng giờ cao điểm buổi sáng, rồi trong thời gian rất ngắn, toàn bộ 8 tầng sập xuống, ngoại trừ cột chính và một phần tường trước. Chỉ có tầng hầm của tòa nhà là không hề hấn gì.

Tòa nhà 8 tầng có một xưởng may quần áo, một ngân hàng và nhiều cửa hàng. Một bác sĩ ở bệnh viện gần đó cho biết họ không thể biết chính xác số người bị thương được đưa vào cấp cứu. “Tôi chưa từng thấy nhiều bệnh nhân được nhập viện dồn dập như vậy”, bác sĩ Imrul Hasan Warsi nói.

Chính quyền địa phương cho biết chưa rõ nguyên nhân gây sập nhà là gì, nhưng báo chí địa phương nói rằng, người ta đã phát hiện một vết nứt trước đó. Cảnh sát trưởng địa phương cho biết các chủ xưởng ở đây đã phớt lờ cảnh báo nên không cho sơ tán công nhân sau khi phát hiện vết nứt trên tường.

“Tôi đang ở khu cắt vải thì đột nhiên nghe thấy tiếng động lớn và tòa nhà đổ sập chỉ trong vài phút”, một công nhân may sống sót kể lại. “Tôi và hai công nhân khác tự tìm đường chui lên. Nhưng ít nhất 30 công nhân khác trong bộ phận cắt của chúng tôi vẫn chưa thấy đâu”.

Trước đây ở Bangladesh hay xảy ra tình trạng sập nhà vì chủ xây dựng cố tình xây sai luật. Tình trạng bảo đảm an toàn cho các tòa nhà nóng lên ở Bangladesh từ tháng 11 năm ngoái, sau vụ cháy lớn ở xưởng may tại khu ngoại ô Dhaka làm 110 người thiệt mạng. Năm 2010, một tòa nhà 4 tầng đổ sập ở Dhaka, khiến 25 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.

Bangladesh là một trong những nước có ngành công nghiệp dệt may lớn nhất thế giới, chuyên cung cấp quần áo giá rẻ cho các nhà bán lẻ phương Tây.

Bình Giang
Theo BBC, AP

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.