TQ cử tàu ngư chính lớn nhất xâm phạm Trường Sa

TQ cử tàu ngư chính lớn nhất xâm phạm Trường Sa
Tân Hoa Xã đưa tin tàu ngư chính lớn nhất Trung Quốc mang tên Ngư chính 312 ngày 22/3 đã di chuyển tới quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông để thực hiện cái gọi là "nhiệm vụ thực thi luật pháp."

TQ cử tàu ngư chính lớn nhất xâm phạm Trường Sa

> Trung Quốc ‘e dè’ trước kế hoạch dự phòng của Mỹ–Nhật 

> Trung Quốc bá quyền thế giới sẽ ra sao?

Tân Hoa Xã đưa tin tàu ngư chính lớn nhất Trung Quốc mang tên Ngư chính 312 ngày 22/3 đã di chuyển tới quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông để thực hiện cái gọi là "nhiệm vụ thực thi luật pháp."

Một tàu ngư chính của Trung Quốc
Một tàu ngư chính của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
 

Ngư chính 312, tàu lớn nhất về trọng lượng rẽ nước của Trung Quốc, lúc 10 giờ 30 đã rời Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc.

Tàu Ngư chính 312 có trọng lượng rẽ nước là 4.950 tấn, có khả năng thực hiện hải trình 2.400 hải lý và chạy với tốc độ tối đa 14 hải lý/giờ.

Mới đây tàu khảo sát khoa học nghề cá đầu tiên do Trung Quốc tự thiết kế, chế tạo có trọng tải lớn nhất đã đến vùng biển Trường Sa của Việt Nam để điều tra tài nguyên nghề cá.

Rõ ràng bất chấp sự phản đối của Việt Nam, phía Trung Quốc vẫn liên tục xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông bằng mọi cách.

Ngày 19/3, Đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia nêu rõ Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

"Các hoạt động nêu trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam một lần nữa bác bỏ cái gọi là 'thành phố Tam Sa' và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, không có hành động cản trở hoạt động nghề cá bình thường và hợp pháp của các tàu cá và ngư dân Việt Nam"./.

Theo Vietnam+

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sàn thương mại điện tử 1688 của Trung Quốc ra bản tiếng Việt và ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam Ảnh: Ngọc Linh
1688 ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam
TP - Chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất hiện bản tiếng Việt, sàn thương mại điện tử bán buôn 1688 của Trung Quốc liên tiếp tung ra các chương trình khuyến mại, tiếp thị nhằm vào người tiêu dùng Việt Nam với mức giá khá rẻ so với các sàn thương mại điện tử trong nước.