Hành động làm đứt cáp tàu Bình Minh 02 'rất phản cảm'

Hành động làm đứt cáp tàu Bình Minh 02 'rất phản cảm'
Ngày 5-12, tờ New York Times của Mỹ dẫn lời Giáo sư Zhu Feng - người phụ trách môn quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh - nhận định hành động Trung Quốc gây đứt cáp tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 02 của Việt Nam trên biển Đông là “hết sức phản cảm”.

>Mưu đồ phi pháp nhắm vào ngư dân Việt Nam trên biển Đông

>Báo Mỹ nói gì vụ tàu Trung Quốc làm đứt cáp Bình Minh?

>Dầu khí Quốc gia Việt Nam phản đối việc tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02

Tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 02. Ảnh: Internet

Tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 02

Trang mạng Boston.com và tờ New York Times cho rằng vụ tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp tàu thăm dò trong dự án hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ không chỉ buộc Việt Nam phải lên tiếng chỉ trích, mà cả Ấn Độ cũng tuyên bố có thể xem xét việc phái tàu của hải quân tới bảo vệ lợi ích của Ấn Độ ở biển Đông. Tranh chấp trở nên căng thẳng khi các chuyên gia năng lượng tại Trung Quốc muốn biến biển Đông trở thành một “tiền tuyến năng lượng mới quan trọng” gần nhà, để có thể giúp Trung Quốc giảm bớt sự phụ thuộc vào việc phải nhập khẩu số lượng dầu quá lớn từ Trung Đông bất ổn – theo New York Times.

Hôm 3.12, Cơ quan Năng lượng quốc gia Trung Quốc đã ngạo mạn tuyên bố biển Đông là nguồn sản xuất khí đốt ngoài khơi chính của nước này, với mục tiêu sẽ nâng sản lượng lên 150 tỉ mét khối trong hai năm tới, một mức tăng nhảy vọt so với sản lượng 20 tỉ mét khối hiện nay.

Trong khi đó, trang điện tử Quartz thuộc Cty truyền thông Atlantic (Mỹ) nhận định Trung Quốc đang chèn ép các quốc gia láng giềng trong tranh chấp lãnh hải trên biển Đông. Trong nhiều năm, Trung Quốc đã tranh thủ lấy cảm tình của các quốc gia Đông Nam Á nhằm gạt bỏ đi nỗi lo ngại về sự bành trướng của nước này. Với ý tưởng về một Trung Quốc “trỗi dậy hòa bình”, (mà sau đó được đổi lại thành phát triển hòa bình vì quan ngại từ “trỗi dậy” có thể mang tính gây hấn), Bắc Kinh đã khiến các nước hy vọng về việc thiết lập một khu vực hòa bình để cùng phát triển.

Song sau hàng thập kỷ đụng độ về vấn đề biển Đông, Đông Nam Á trở nên lo ngại về mục tiêu quân sự của Trung Quốc. Hôm 26.11, Trung Quốc thông báo đã cho một máy bay hạ cánh xuống tàu khu trục đầu tiên của nước này. Sau hai thập kỷ ngân sách quốc phòng nước này liên tục tăng trưởng hai con số, Trung Quốc hiện đã sở hữu một kho tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình lớn.

Điều này khiến nhiều quốc gia Đông Nam Á tăng cường ngân sách quốc phòng. Mới đây nhất, Myanmar đã thúc đẩy cải tổ chính trị và tìm kiếm sự hỗ trợ từ phương Tây, trong một phần nỗ lực chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Chi phí quốc phòng của toàn khu vực Đông Nam Á đã tăng 13,5% trong năm 2011 lên 24,5 tỉ USD, theo tính toán của Hãng IHS Jane’s. Riêng Indonesia đã tăng chi phí quốc phòng lên 84%. Các hợp đồng giao vũ khí cho Malaysia đã tăng 8 lần kể từ trong giai đoạn 2005 và 2009, so với 5 năm trước. Singapore hiện là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ 5 thế giới - theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm.

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG