Trung Quốc công bố Sách Trắng về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku

Quần đảo Nhật gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Quần đảo Nhật gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Chính phủ Trung Quốc ngày 25-9 đã công bố Sách Trắng về quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku), trong đó khẳng định các tài liệu lịch sử nói rằng Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, đặt tên và khai thác quần đảo này.

Sách Trắng, có tiêu đề "Điếu Ngư - Vùng lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc" do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc ấn hành.

Sách Trắng nêu rõ quần đảo Điếu Ngư cùng các đảo phụ cận và các vỉa đá ngầm nằm ở phía Đông Bắc đảo Đài Loan của Trung Quốc và là nhánh của đảo Đài Loan.

Các đảo phụ cận của Điếu Ngư, theo Sách Trắng, bao gồm Điếu Ngư Đảo (Nhật gọi là Uotsuri), Hoàng Vĩ Tự (Kuba-jima), Xích Vĩ Tự (Taisho-jima), Nam Tiểu Đảo, Bắc Tiểu Đảo, Nam Tự, Bắc Tự và Phi Tự.

Theo tài liệu trên, tổ tiên của người Trung Hoa đã lần đầu tiên phát hiện và đặt tên cho quần đảo Điếu Ngư trong quá trình lao động sản xuất và đánh bắt cá tại vùng biển này. Sách Trắng cũng dẫn các thư tịch cổ của Trung Quốc nói rõ quần đảo Điếu Ngư còn được gọi là Điếu Ngư Tự hay Điếu Ngư Đài.

Theo Sách Trắng, khối lượng lớn tài liệu về quần đảo Điếu Ngư có thể tìm thấy trong văn bản tấu trình của các sứ thần trong triều đại phong kiến Trung Quốc.

"Vùng biển xung quanh quần đảo Điếu Ngư là ngư trường truyền thống của Trung Quốc. Ngư dân Trung Quốc nhiều đời nay đã gắn bó với hoạt động đánh bắt ở những vùng biển này. Trong quá khứ, quần đảo Điếu Ngư được sử dụng như một cọc tiêu trên biển cho người dân Trung Quốc sống ở vùng duyên hải Đông Nam", Sách Trắng khẳng định.

Cũng theo Sách Trắng, ngay cả các bản đồ của nước ngoài cũng cho thấy quần đảo Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc, đồng thời cáo buộc Nhật Bản lợi dụng cuộc chiến tranh Trung-Nhật tháng 7-1894 để chiếm đoạt quần đảo Điếu Ngư, coi đây là hành động trái phép và không có giá trị.

Sách Trắng nói rõ, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các văn kiện pháp lý quốc tế như "Tuyên ngôn Cairo" và "Thông cáo chung Potsdam", thì quần đảo Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc, cho dù Nhật Bản có áp dụng bất cứ việc làm đơn phương nào đối với đảo Điếu Ngư cũng đều không thể thay đổi được sự thật này.

Hiện phía Nhật Bản chưa đưa ra phản ứng chính thứ.

Theo Dân Trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Ưu tiên đầu tư bảo tồn biển để giữ gìn cho mai sau
Ưu tiên đầu tư bảo tồn biển để giữ gìn cho mai sau
TPO - Hệ thống các khu bảo tồn biển đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học, cung cấp nguồn lợi hải sản, cung cấp các dịch vụ quan trọng để phát triển kinh tế biển và là “cơ sở hạ tầng” tự nhiên chống đỡ thiên tai và biến đổi khí hậu. Đây cũng là yếu tố quan trọng gắn với công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.