Trọng tâm chuyến công du Trung Quốc và Việt Nam của Chủ tịch Cuba

Trọng tâm chuyến công du Trung Quốc và Việt Nam của Chủ tịch Cuba
Chủ tịch Cuba Raul Castro đang có chuyến thăm Trung Quốc và Việt Nam trong khuôn khổ chuyến công du đầu tiên tới châu Á kể từ khi nhậm chức Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba năm 2008.
Chủ tịch Cuba Raul Castro.
Chủ tịch Cuba Raul Castro. .

Theo Havana Times, Chủ tịch Raul Castro đã vượt qua một chặng đường dài để gặp gỡ các đồng minh thân thiết nhất tại châu Á. Cũng như Cuba, Trung Quốc và Việt Nam là các quốc gia theo đường lối Xã hội Chủ nghĩa.

Dù có mối quan hệ về kinh tế chặt chẽ với Venezuela và mối quan hệ chính trị thân thiết với Tổng thống Chavez nhưng Cuba đang áp dụng theo khuôn mẫu mô hình Xã hội Chủ nghĩa châu Á.

Không rõ là Chủ tịch Castro sẽ đưa ra những vấn đề gì với các đối tác châu Á nhưng mối quan tâm chính của Cuba là tìm kiếm một mô hình giúp nước vày vượt qua giai đoạn sống còn.

Chuyến đi của Chủ tịch Raul Castro phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa 3 quốc gia. Nó là bước đi tiếp theo các chuyến thăm của các quan chức cấp cao Việt Nam và Trung Quốc.

Thông tin chính thức về chuyến công du chỉ được nêu ngắn gọn gồm hai đoạn trên một tờ báo chính thức của Cuba. Bài báo chỉ nêu Chủ tịch Castro sẽ đến thăm Trung Quốc và Việt Nam, và tháp tùng ông là Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Ricardo Cabrisas và Bộ trưởng Ngoại giao Bruno Rodriguez.

Abelardo Mena, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Havana, nói ông không biết Chủ tịch sẽ đề cập những vấn đề gì ở châu Á, nhưng ông tin rằng "có thể đó là tìm kiếm cách ứng dụng trực tiếp mô hình của các nước đó ở Cuba".

Cả Trung Quốc và Việt Nam đều có quan hệ thân thiết với Cuba. Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn thứ 2 của hòn đảo này (sau Venezuela), với kim ngạch 1,9 tỷ USD thương mại hàng năm. Trong khi đó, Việt Nam đang tìm kiếm dầu thô tại các vùng biển Cuba và là nhà cung cấp chính về lúa gạo cho nước này.

Các mối quan hệ tốt đẹp giữa Cuba và Mỹ La-tinh là cầu nối lý tưởng để đầu tư vào vùng này, nơi không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Mối quan hệ giữa Cuba với Việt Nam từ thời kỳ chiến tranh chống Mỹ trở nên gần gũi hơn và bao hàm một ý thức hệ mạnh mẽ. Cuba đã hỗ trợ Việt Nam về cả tinh thần và vật chất trong chiến tranh, đồng thời hỗ trợ cho Việt Nam cả khi quốc gia Đông Nam Á tái thiết đất nước.

Việt Nam là nhà cung cấp hàng đầu về lúa gạo cho Cuba, và đã gửi các chuyến tàu gạo hỗ trợ tới đảo quốc này. Hiện nay Việt Nam đang khai thác dầu trong vùng biển Caribê và chuyên gia nông nghiệp của Việt Nam đang tư vấn cho nông dân Cuba.

Các mối quan hệ giữa nhân dân hai nước Trung Quốc và Cuba cũng đang phát triển hàng năm nhờ tín dụng hỗ trợ mà Havana nhận được từ Bắc Kinh.

Cuba đang tìm kiếm mô hình của mình ở châu Á. Một số đoàn các nhà kinh tế và doanh nhân Cuba đã được cử đến Trung Quốc và Việt Nam để nghiên cứu tình huống và hệ thống kinh tế-xã hội ở đó.

Hầu hết các chuyên gia Cuba đồng ý rằng Việt Nam gần gũi với Cuba hơn so với Trung Quốc - về diện tích, dân số, đặc điểm xã hội và cấu trúc chính trị.

Giới phân tích cho rằng để thúc đẩy “sự nghiệp đổi mới”, như đã được thực hiện tại Việt Nam, giúp cho Cuba có thể "cất cánh" về kinh tế, chính quyền nước này cần thực hiện các bước đi mạnh mẽ hơn để phá vỡ các mô hình đã tỏ ra sơ cứng, không hiệu quả về kinh tế.

Theo Xuân Yến
Dân Trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
'Đãi cát tìm vàng' để thu thuế thương mại điện tử
'Đãi cát tìm vàng' để thu thuế thương mại điện tử
Mỗi kỳ kê khai, sàn thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp thông tin của hàng triệu giao dịch, hàng trăm nghìn cá nhân, tổ chức kinh doanh. Từ khối dữ liệu khổng lồ này, cán bộ thuế phải phân tích, đưa ra mã số thuế của cá nhân, doanh nghiệp, chuyển tới cục thuế địa phương tìm hiểu, kiểm tra, yêu cầu nộp thuế. Quá trình phân tích dữ liệu được ví như “đãi cát tìm vàng” để chống thất thu thuế TMĐT.