Hội nhập tài chính kiềm chế khủng hoảng eurozone

Hội nhập tài chính kiềm chế khủng hoảng eurozone
Trước thềm Hội nghị cấp cao Liên minh châu Âu (EU) diễn ra tại Brussels, Toronto Dominion Bank (TD Bank), ngân hàng lớn thứ hai của Canada, cảnh báo, nếu không có những bước đi hiệu quả hướng tới hội nhập tài chính, bất kỳ nỗ lực nào nhằm kiềm chế cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu đều không mang lại kết quả, do các thị trường tài chính lo ngại về tính không thể đảo ngược của dự án đồng tiền chung châu Âu.

> Hy Lạp sắp rời eurozone?

Hội nghị cấp cao Brussels, bắt đầu từ ngày 28-6, đang bị phủ bóng đen bởi nhiều tháng mâu thuẫn chính trị và những đề nghị liên tiếp xin cứu trợ từ các nước thành viên.

Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland đã giành được các khoản cứu trợ, còn Tây Ban Nha và Cộng hòa Síp vừa lên tiếng xin trợ giúp.

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel vẫn từ chối thay đổi lập trường ủng hộ các biện pháp thắt lưng buộc bụng và thẳng thừng bác bỏ những lời kêu gọi phát hành một loại trái phiếu chung Eurozone để hỗ trợ các nước thành viên.

TD Bank đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cũng như các dự báo tăng trưởng kinh tế của Canada, Mỹ và Trung Quốc.

Mặc dù triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2012 vẫn giữ ở mức 3,1%, song dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2013 bị hạ xuống 3,5%, so với mức tăng 3,6% mà họ đưa ra hồi tháng 3.

Trong bối cảnh bất ổn kinh tế tại châu Âu và nhiều nơi khác, Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) được khuyến cáo tạm dừng việc tăng lãi suất chủ chốt của họ cho đến tháng 3 hoặc tháng 4-2013, khi họ có thể tăng lãi suất thêm 0,25% và sau đó tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,25% vào tháng 1 và tháng 3-2014. BoC giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 1% từ tháng 9-2010 đến nay.

Chính phủ nhiều nước trên thế giới bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ. Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố một loạt biện pháp tài chính mới nhằm thúc đẩy nhu cầu.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.