Bà Suu Kyi giành ghế trong quốc hội

Bà Suu Kyi được chúc mừng thắng lợi tại Yangon hôm 2-4 Ảnh: AP
Bà Suu Kyi được chúc mừng thắng lợi tại Yangon hôm 2-4 Ảnh: AP
TP - Nhà chính trị đối lập Aung San Suu Kyi ngày 2-4 tuyên bố bà đã giành được một ghế trong Quốc hội Myanmar sau cuộc bầu cử bổ sung hôm 1-4.

> Myanmar sắp thả nổi đồng nội tệ

Nếu lời tuyên bố thắng lợi của bà Suu Kyi được xác nhận, nhà chính trị đoạt giải Nobel Hòa bình này sẽ lần đầu tiên có ghế trong Quốc hội Myanmar và sẽ lãnh đạo một khối nghị sĩ nhỏ thuộc đảng đối lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD).

Thắng lợi của bà Suu Kyi có thể là một cột mốc lớn trong lịch sử của Myanmar: một nữ chính trị gia từng đoạt giải Nobel Hòa bình, bị cầm tù nhiều năm nay trở lại chính trường.

Theo ông Nay Zin Latt, một cố vấn cho Tổng thống Myanmar Thein Sein, ông không ngạc nhiên nếu NLD giành đa số phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung lần này. Ông Zin Latt cho biết, bà Suu Kyi có thể được giữ một ghế trong nội các.

Một quan chức của Ủy ban Bầu cử cho biết, văn phòng bầu cử tại Yangon đã khẳng định đảng của bà Suu Kyi giành được thắng lợi tại tất cả 6 khu vực bầu cử mà đảng này tranh cử ở Yangon.

Theo vị quan chức này, kết quả chính thức cuối cùng về cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung cần phải chờ đến giữa tuần này mới có vì cần thêm thời gian để tổng hợp kết quả bầu cử từ các địa phương xa xôi, hẻo lánh.

Ủy ban Bầu cử Myanmar chưa xác nhận kết quả bầu cử mà bà Suu Kyi và đảng đối lập tuyên bố giành thắng lợi. Các quan chức chính phủ Myanmar cho rằng còn quá sớm để đưa ra kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử.

Myanmar gần đây thay đổi nhanh chóng. Chính quyền quân sự đã chính thức chuyển thành chính phủ dân sự từ năm ngoái, thả các tù chính trị, ký hiệp định ngừng bắn với lực lượng đối lập nổi dậy, nới lỏng kiểm soát báo chí, mở đối thoại trực tiếp với bà Suu Kyi…

Hy vọng thuyết phục được cộng đồng quốc tế về sự tiến bộ gần đây của mình, Myanmar đã mời hàng chục quan sát viên phương Tây và châu Á đến giám sát cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung.

Các cơ quan đại diện ngoại giao Myanmar cấp visa thoải mái cho các nhà báo nước ngoài đến đưa tin về cuộc bầu cử.

Cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung lần này chọn thêm 45 đại biểu vào các ghế còn trống trong tổng số 664 ghế Quốc hội Myanmar.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chúc mừng Myanmar đã tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung. Ngoại trưởng Clinton cho biết, Washington cam kết ủng hộ các nỗ lực cải cách của Myanmar.

Đ.P
Theo AP

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Hàng nghìn người đổ về Yên Sở trẩy hội Giá

Hàng nghìn người đổ về Yên Sở trẩy hội Giá

TPO - Hội Giá (Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội) khai mạc với nghi lễ rước kiệu, nghiềm quân độc đáo vào ngày 7/4. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham dự. Điểm nhấn của lễ hội là màn tái hiện trận đánh của tướng quân Lý Phục Man với giặc Lương giúp vua Lý Nam Đế lập nên nhà nước Vạn Xuân độc lập.
Nhiều ngôi đền ở Myanmar sụp đổ

Nhiều ngôi đền ở Myanmar sụp đổ

TPO - Trận động đất hôm 28/3 làm sụp đổ nhiều di tích lịch sử và tôn giáo quan trọng trên khắp Myanmar. Tổ chức Di sản Thế giới (WMF) cho biết đang thu thập thông tin từ thực địa ở cả Myanmar và Thái Lan.
Cú ngã ngựa của Quang Linh Vlogs và lời cảnh báo cho cả showbiz Việt

Cú ngã ngựa của Quang Linh Vlogs và lời cảnh báo cho cả showbiz Việt

TPO - Câu nói "một viên kẹo tương đương một đĩa rau" khiến Quang Linh Vlogs đi vào vết trượt dài. Câu chuyện không chỉ là bi kịch cá nhân, mà còn là lời cảnh tỉnh cho giới nghệ sĩ, KOLs và KOC về hậu quả của việc thiếu kiến thức pháp lý, thiếu tỉnh táo và chủ quan với sức nặng của lời nói trong thời đại influencer marketing.
Lễ hội đặt đá thiêng tại chùa cổ của đồng bào Khmer Trà Vinh

Lễ hội đặt đá thiêng tại chùa cổ của đồng bào Khmer Trà Vinh

TPO - Lễ hội Sima (lễ đặt đá thiêng) tại chùa Chông Prây (Trà Vinh) không chỉ mang nghi thức tôn giáo, còn mang đậm dấu ấn văn hóa, tâm linh của đồng bào Khmer tại địa phương. Lễ hội diễn ra vào dịp khánh thành Chánh điện của ngôi chùa cổ hơn 150 tuổi này, một trong những nghi lễ quan trọng nhất của phật giáo Nam Tông Khmer.
Họa sĩ Đức nhà sàn và họa sĩ Lê Trí Dũng trong triển lãm “Gốm Thiệp”

Gốm kể chuyện Nguyễn Huy Thiệp

TP - Lần đầu tiên, những câu văn ẩn sau sự sắc lạnh là “thương cả cho đời bạc” của Nguyễn Huy Thiệp bước ra khỏi trang giấy, in dấu trên men đất và lửa nung. Triển lãm Gốm Thiệp là cuộc hội ngộ đặc biệt của văn, gốm và ký ức, là hành trình tiếp nối di sản của ông qua lăng kính của 42 nghệ sĩ khắp ba miền.
Nhà văn Việt Nam có sợ AI?

Nhà văn Việt Nam có sợ AI?

TP - Trí tuệ nhân tạo (AI) tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống, văn chương không ngoại lệ. AI có thể làm thơ, có thể viết truyện ngắn, tiểu thuyết… Liệu nó có chiếm thị phần độc giả của các nhà văn Việt Nam, trong khi văn hóa đọc ở ta vốn đã báo động?
Đội mưa xem đua thuyền trên sông Pheo

Đội mưa xem đua thuyền trên sông Pheo

TPO - Hàng nghìn người dân địa phương, du khách tham dự, cổ vũ cho cuộc đua thuyền tưng bừng, gay cấn tại lễ hội truyền thống bơi Đăm (Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Cuộc đua diễn ra trong ngày 7/4 (10/3 âm lịch) được nhiều người chờ mong, đón đợi.
Lý Hùng, Thu Trang - Tiến Luật về Phú Thọ giỗ tổ Hùng Vương

Lý Hùng, Thu Trang - Tiến Luật về Phú Thọ giỗ tổ Hùng Vương

TPO - Nhóm nghệ sĩ Lý Hùng - Lý Hương, đoàn của Thu Trang - Tiến Luật... bày tỏ lòng biết ơn các vị Vua Hùng khi đến viếng, dâng hương tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ). Trong khi đó, Lê Bống tự hào khi được biểu diễn bộ môn múa rối nước truyền thống dịp giỗ tổ Mùng 10 tháng Ba.