Nhật chế siêu tên lửa ‘chống xâm lược’ Senkaku

Nhật chế siêu tên lửa ‘chống xâm lược’ Senkaku
TPO - Ngày 26/6, Bộ Quốc phòng Nhật đã bắt đầu xem xét vấn đề phát triển tên lửa đạn đạo với tầm bắn từ 400-500 km, tên lửa  này được dự kiến ​​sẽ sử dụng để bảo vệ chủ quyền quần đảo Senkaku.

Nhật chế siêu tên lửa ‘chống xâm lược’ Senkaku

TPO - Ngày 26/6, Bộ Quốc phòng Nhật đã bắt đầu xem xét vấn đề phát triển tên lửa đạn đạo với tầm bắn từ 400-500 km, tên lửa  này được dự kiến ​​sẽ sử dụng để bảo vệ chủ quyền quần đảo Senkaku.

Thông báo trên được công bố ngày hôm nay trên báo Sankei. Tờ báo cho biết các tên lửa đạn đạo của Nhật Bản sẽ được bố trí ở phía nam đảo Okinawa của Nhật Bản để ngăn chặn một cuộc xâm lược có thể của quần đảo Senkaku từ Trung Quốc. Một kế hoạch cho dự án chi tiết sẽ được chuẩn bị trong tháng 7 năm nay như một phần của chiến lược an ninh quốc gia. Trong trường hợp thực hiện thành công dự án (chắc chắn thành công), Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản lần đầu tiên sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo – từ trước đến nay Nhật Bản chưa có vũ khí chiến lược tấn công tầm xa, bao gồm cả máy bay ném bom chiến lược và tàu sân bay.

Theo phân tích và tính toán của các chuyên gia quân sự thuộc Bộ quốc phòng Nhật Bản, các tên lửa đạn đạo thế hệ mới sắp chế tạo có thể vượt quãng đường 500 km trong khoảng thời gian là 5 phút. Trong đó các tên lửa hành trình, nằm trong biên chế của lực lượng phòng vệ cần đến vài chục phút để đến mục tiêu. Bộ quốc phòng Nhật có ý định sử dụng các tên lửa đạn đạo mới chớp nhoáng ngăn chặn mọi khả năng đổ bộ của lực lượng thù địch lên quần đảo Senkaku ngay khi đối phương mới tập trung lực lượng và đang triển khai lực lượng đổ bộ lên đảo.

Tàu hải giám Trung Quốc thường xuyên tiến vào hải phận Senkaku/Điếu Ngư
Tàu hải giám Trung Quốc thường xuyên tiến vào hải phận Senkaku/Điếu Ngư do Nhật quản lý.
Senkaku/Điếu Ngư trở thành tâm bão trong quan hệ căng thẳng gần đây giữa Nhật Bản và Trung Quốc
Senkaku/Điếu Ngư trở thành tâm bão trong quan hệ căng thẳng gần đây giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đã có kế hoạch đến năm 2016 bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa của mình. Tuy nhiên, do những lo ngại của một thành viên thuộc đảng New Komeito trong liên minh cầm quyền tại Nhật Bản cho rằng phát triển loại tên lửa đạn đạo này có thể mâu thuẫn với Điều chín của Hiến pháp Nhật Bản, Bộ Quốc phòng đã buộc phải từ bỏ ý định đó. Theo điều 9 Hiến pháp Nhật Bản, các hoạt động của lực lượng vũ trang đất nước Mặt trời chỉ được giới hạn trong lĩnh vực phòng thủ đất nước.

Tranh chấp lãnh thổ đối với Senkaku giữa Nhật Bản và Trung Quốc leo thang căng thẳng đến mức báo động sau khi vào đầu tháng 9.2012, Chính quyền Tokyo công bố chính thức mua lại các hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân. Sau đó, người Trung Quốc đã có hàng loạt cuộc biểu tình chống Nhật Bản, cùng với những hành động bạo lực và phá hoại. Trong những tháng gần đây, tàu hải giám và ngư chính của Trung Quốc gần như liên tục hoạt động gần các đảo đang tranh chấp, và thỉnh thoảng lại thực hiện các cuộc xâm nhập với thời gian ngắn vào vùng nước ven bờ của hải đảo.

Nhật phát triển tên lửa đạn đạo thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở khu vực quân đảo Senkaku
Nhật phát triển tên lửa đạn đạo thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở khu vực quần đảo Senkaku.

Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nhật Bản về việc phát triển tên lửa đạn đạo tầm gần thực sự gây shock trên toàn thế giới, đặc biệt là đối với Trung Quốc. Nếu Bộ Quốc phòng Nhật Bản phát triển thành công tên lửa đạn đạo (với nền khoa học và công nghệ phát triển đứng hàng thứ nhất, thứ hai trên thế giới, việc chế tạo tên lửa đạn đạo tầm trung đối với Nhật Bản hoàn toàn không gặp khó khăn ngay cả khi không có hỗ trợ công nghệ từ phía Mỹ hoặc Nga – về mặt kỹ thuật là chắc chắn).

Nhật đã được Trung Quốc trao cho một cơ hội vô giá để trở thành một cường quốc quân sự. Tuyên bố này như một chiếc chìa khóa khóa hoàn toàn cánh cửa tiến ra khơi xa của PLA trên biển Hoa Đông và trên Thái Bình Dương. Và trong tương lai gần, người Trung Quốc sẽ gặp những phản ứng hết sức cứng rắn từ phía Nhật Bản, đến mức phải cố gắng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của mình (Aegis made in China), một điều hoàn toàn không đơn giản.

Trịnh Thái Bằng - Theo ITAR-TASS/Sankei

Theo Dịch
MỚI - NÓNG