Mỹ củng cố lực lượng oanh tạc cơ

Mỹ củng cố lực lượng oanh tạc cơ
Không chỉ phát triển loại máy bay tấn công tầm xa mới, Mỹ còn tập trung hiện đại hóa lực lượng oanh tạc cơ hiện có.

Mỹ củng cố lực lượng oanh tạc cơ

> Máy bay ném bom tàng hình Mỹ đến gần Trung Quốc
> Máy bay ném bom B-1B của Mỹ bốc cháy

Không chỉ phát triển loại máy bay tấn công tầm xa mới, Mỹ còn tập trung hiện đại hóa lực lượng oanh tạc cơ hiện có.

Máy bay ném bom B-52H dự kiến phục vụ đến năm 2040. Ảnh: AF.mil
Máy bay ném bom B-52H dự kiến phục vụ đến năm 2040. Ảnh: AF.mil.

Vừa qua, Thư viện quốc hội Mỹ vừa công bố báo cáo về việc hiện đại hóa và duy trì máy bay ném bom Mỹ, vốn được hoàn thành hồi tháng 4.

Theo báo cáo trên, máy bay ném bom vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng ngay cả khi Washington quyết định chuyển trọng tâm về khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Oanh tạc cơ sẽ kết hợp cùng lực lượng hải quân và năng lực tên lửa của Mỹ nhằm đối phó chiến lược “chống tiếp cận/phong tỏa khu vực” (anti-access/are-denial, viết tắt A2/AD) mà Trung Quốc đang theo đuổi. Điều này đặc biệt quan trọng khi việc đảm bảo tự do hàng hải trên biển Đông là tối cần thiết đối với Washington. Hằng năm, ước tính 70.000 tàu hàng, chở theo lượng hàng hóa trị giá 5.300 tỉ USD, đi qua vùng biển Đông. Trong đó, 1.200 tỉ USD giá trị hàng hóa có liên quan đến lợi ích thương mại của Mỹ. Ngoài ra, đây còn là nơi đi qua của 80% lượng dầu mỏ cung cấp cho Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Cho nên, Washington cần duy trì khả năng tấn công tầm xa để đảm bảo sức mạnh quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương.

Mỹ củng cố lực lượng oanh tạc cơ ảnh 2

B-52 duy trì đến năm 2040

Thế nhưng, Lầu Năm Góc vẫn đang cần thêm nhiều thời gian để hoàn thành dự án phát triển oanh tạc cơ tấn công tầm xa. Dự kiến, phải đến giữa thập niên 2020, loại máy bay tấn công này mới được bay thử và không thể triển khai tác chiến trước thập niên 2030. Mặt khác, Lầu Năm Góc đang trong giai đoạn bị cắt giảm ngân sách. Trong khi đó, Washington đang sở hữu 3 loại máy bay ném bom tầm xa là B-52H Stratofortress, B-1B Lancer tàng hình và B-2A Spirit tàng hình với tổng số lượng hơn 160 chiếc, thời gian phục vụ trung bình đến nay cũng đã lên đến 33 năm.

Vì thế, việc kéo dài tuổi thọ và hiện đại hóa lực lượng oanh tạc cơ mà Mỹ đang có càng cấp thiết. Từ năm 2002 - 2012, các loại B-52H, B-1B và B-2A lần lượt được chi 160 triệu USD, 219 triệu USD và 451 triệu USD mỗi năm để sửa chữa nâng cấp. Tất nhiên, còn có các khoản ngân sách trị giá nhiều triệu USD khác phục vụ cho việc nghiên cứu phát triển số chiến đấu cơ này. Nhờ đó, việc nâng cấp được duy trì liên tục hằng năm nên dù “quá già” như B-52B, trải qua hơn 50 năm phục vụ, vẫn đảm bảo khả năng tác chiến hiệu quả. Hiện tại, các chương trình nâng cấp này vẫn đang được xúc tiến để hướng đến mục tiêu B-52H và B-1B sẽ phục vụ đến năm 2040, B-2A hoạt động đến năm 2058. Không quân Mỹ ước tính quá trình nâng cấp có thể tiêu tốn đến hàng trăm triệu USD cho mỗi năm.

Không chỉ cải tiến lực lượng oanh tạc cơ tầm xa, Lầu Năm Góc còn đẩy mạnh những chương trình phát triển và nâng cấp bom, tên lửa hiện đại để trang bị cho số máy bay này. Vừa qua, không quân Mỹ công bố khoản ngân sách 887,6 triệu USD từ năm 2011 - 2016 để phát triển loại tên lửa hành trình thế hệ mới thay thế dòng AGM-86. Ngoài ra, Mỹ cũng tiến hành chuyển đổi 129 tên lửa, vốn được thiết kế mang đầu đạn hạt nhân, sang loại hỏa tiễn quy ước nhằm đảm bảo số lượng vũ khí cho các máy bay ném bom tầm xa.

Theo Ngô Minh Trí
Thanh Niên

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
TPO - Công ty CP Acecook Việt Nam cho biết, trên nhiều trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… lừa đảo bằng cách giả dạng thông tin tuyển dụng, làm giả cả chữ ký của tổng giám đốc trên thông tin tuyển dụng rồi đưa vào các trường đại học tuyển ứng viên. Đối tượng lừa đảo yêu cầu ứng viên nộp tiền tuyển dụng vào tài khoản, từ 150.000 - 300.000 đồng/người.