Nga triển khai MiG-31BM tới Siberia

Nga triển khai MiG-31BM tới Siberia
TPO - Một nhóm máy bay đánh chặn MiG-31BM Foxhound đã được triển khai trong khu vực Novosibirsk Siberia để bảo vệ cơ sở công nghiệp ở đây, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Máy bay đánh chặn MiG-31BM
Máy bay đánh chặn MiG-31BM . Ảnh: RIA Novosti

RIA Novosti dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, việc triển khai các máy bay tiêm kích tiên tiến này là một phần trong chương trình tái trang bị các đơn vị không quân phản ứng nhanh để bảo vệ không phận của Siberia.

Trước đây, không phận Novosibirsk được bảo vệ bởi một đơn vị của máy bay chiến đấu có trụ sở tại thành phố Omsk, nhưng đã được giải thể vào năm 1998.

Các máy bay đánh chặn MiG-31BM (được mệnh danh là “chó săn chồn”) là một phiên bản nâng cấp gần đây giới thiệu của MiG-31, được trang bị một hệ thống kiểm soát hỏa lực mới, mở rộng phạm vi phát hiện mục tiêu của máy bay lên tới 320 km và phạm vi tham gia lên đến 280 km.

Trong tuyên bố trước đó, Tư lệnh Không quân Nga, tướng Alexander Zelin, khẳng định MiG-31 sẽ vẫn là một nhân tố quan trọng trong hệ thống phòng thủ không gian của Nga. Tuy nhiên, trong số 252 chiếc Foxhound mà Không quân Nga đang sở hữu, chỉ có 100 chiếc sẽ tiếp tục phục vụ.

Hầu hết sẽ được nâng cấp lên chuẩn hiện đại MiG-31BM (bao gồm cả một số máy bay MiG-31DZ, MiG-31BS trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không, và các máy bay MiG-31B. Số máy bay này sẽ được nâng cấp radar có tầm phát hiện "siêu xa".

Không quân Nga cũng đang triển khai kế hoạch mới cho máy bay MiG-31BM, bao gồm việc bố trí luân phiên các phi đội Foxhound tại các sân bay quân sự và cả dân sự trên toàn bộ lãnh thổ nước Nga, nhưng trước hết sẽ là vùng Viễn Đông và vùng lãnh thổ phía Bắc.

Ngoài ra, MiG-31 cũng được bổ sung thêm các chế độ hoạt động mới, trang bị hệ thống điện tử hàng không và buồng lái mới cũng như hệ thống định vị và tên lửa mới, bao gồm tên lửa không - đối - không tầm xa K-37M có tầm bắn lên đến 222 km và tên lửa sử dụng radar chủ động R-77-1.

Trong quá trình định vị lại như vậy, các máy bay MiG-31BM sẽ thường xuyên di chuyển ở các khu vực vùng sâu vùng xa để lấp đầy "khoảng trống" của các hệ thống tên lửa phòng không.

MiG-31BM sẽ hoạt động hoàn toàn độc lập mà không cần sự hỗ trợ của các hệ thống kiểm soát không gian trên mặt đất.

MiG-31BM sẽ sử dụng radar mạnh mẽ, hệ thống định vị phức tạp và đường truyền dữ liệu tiên tiến để tự hoạt động như một hệ thống phòng không di động tốc độ cao trên không để đánh chặn các mục tiêu.

Tùng Dương
theo RIA Novosti

Theo Dịch
MỚI - NÓNG