Sáu giải pháp ngăn chặn xung đột Trung-Nhật

Sáu giải pháp ngăn chặn xung đột Trung-Nhật
TPO - Chiến tranh sẽ gây tác hại khôn lường đối với cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản. Dù thắng hay thua thì cả hai bên sẽ phải trả giá rất đắt cho chiến tranh.
Sáu giải pháp ngăn chặn xung đột Trung-Nhật ảnh 1

Tạp chí The Diplomat số ra tháng 2-2013 đăng bài viết của nhà nghiên cứu chính sách ngoại giao phòng ngừa Daryl Morini, Phó Chủ biên trang mạng International Relations đưa ra 6 khuyến nghị giải pháp trong ngắn hạn giúp Trung Quốc và Nhật Bản xuống thang căng thăng tiếp diễn xung quanh vấn đề quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Tiền Phong Online trân trọng giới thiệu.

1. Luôn ý thức được cái giá của chiến tranh

Chiến tranh sẽ gây tác hại khôn lường đối với cả hai bên. Dù thắng hay thua thì cả hai bên sẽ phải trả giá rất đắt cho chiến tranh. Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn trì trệ, dấu hiệu hồi phục sau khủng hoảng chưa thực sự rõ nét, hai cường quốc kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới này luôn đứng trước nguy cơ suy giảm, thì một cuộc chiến lúc này sẽ chỉ là chọn lựa bất đắc dĩ mà cả hai bên sẽ hết sức tranh.

2. Tránh làm mất mặt đối phương

Một ví dụ điển hình của giải pháp này diễn ra trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cu Ba với hiệp ước hoán đổi tên lửa Mỹ-Liên Xô. Hiệp ước này giúp cả hai bên “đẹp mặt” khi quy định rằng tên lửa Mỹ sẽ rút khỏi Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy việc Liên Xô rút tên lửa ra khỏi Cu Ba.

Tại một cộng đồng truyền thống lâu đời như châu Á, thì vấn đề sỹ diện càng đặc biệt quan trọng, vì vậy lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản cần thường trực ý thức được điều này, tuyệt nhiên không nên đe dọa hay thách thức sinh mệnh chính trị của nhau.

3. Tôn trọng các “giới hạn đỏ”

Điều này có nghĩa là không bên nào được bắn phát súng mở màn. Một số giới hạn đỏ có thể xuất hiện trong căng thẳng tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư như: khi lực lượng bán quân sự hay quân sự của Trung Quốc đổ bộ lên Senkaku/Điếu Ngư; máy bay Nhật Bản bắn pháo sáng vòa đối phương; bên này gây thương vong cho bên kia…

Các giới hạn này nếu bị vượt qua sẽ gây hậu quả không lường. Mỗi bên đều cần hết sức nhạy cảm trước những giới hạn đỏ này.

4. Tính toán chính xác tương quan quân sự và quyết tâm chiến đấu

Trong các cuộc xung đột nguy hiểm, các nhà lãnh đạo thường tự tin thái quá về năng lực của họ, đồng thời xem thường năng lực và quyết tâm của đối phương. Đối với cuộc khủng hoảng Senkaku/Điếu Ngư, từng xuất hiện những quan điểm cho rằng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có thể liên minh với Mỹ để đánh chìm tàu sân bay Liêu Ninh đầu tiên và là biểu tượng sức mạnh quân sự Trung Quốc.

Hay, tương tự, quan điểm cho rằng, Nhật Bản e ngại sức mạnh của các tên lửa Trung Quốc, nên sẽ chẳng dám leo thang cẳng thẳng giữa hai bên. Tuy nhiên, trên thực tế, những người đưa ra các quan điểm trên chẳng thể lường trước được hậu quả của một cuộc chiến sẽ đi tới đâu.

5. Triển khai chiến lược qua lại các nỗ lực giảm căng thẳng

Chiến lược qua lại các nỗ lực giảm căng thẳng (“rút củi đáy nồi”), hay GRIT do nhà tâm lý học Charles E. Osgood đề xuất từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Theo đó, các động thái thiện chí nhằm giảm bớt căng thẳng đến từ cả hai bên sẽ thay thế cho diễn biến ăn miếng trả miếng khiến căng thẳng leo thang ngày một gia tăng.

Phía Nhật Bản có thể đã gửi tới thông điệp thiện chí đầu tiên tới lãnh đạo Trung Quốc thông qua là thư của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gửi đặc phái viên Natsuo Yamaguchi tới lãnh đạo Trung Quốc. Nếu quả vậy, phía Trung Quốc chẳng có lý nào mà lại không cùng Nhật Bản xuống thang căng thẳng, hoặc ít nhất là kiềm chế nhằm tránh gây căng thẳng leo thang, bởi lúc này đây lãnh đạo Trung Quốc đang muốn gây dựng lòng tin đối với các nước châu Á cũng như cộng đồng quốc tế về sự “trỗi dậy trong hòa bình” của Trung Quốc.

6. Phối hợp với Liên Hiệp quốc

Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Ban Ki-moon chưa từng lên tiếng chính thức về tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, như ông đã từng làm với các “điểm nóng” khác, như Syria, Iran… Cả Trung Quốc và Nhật Bản nên tham vấn Liên Hiệp quốc về các biện pháp giải quyết tranh chấp, tránh xảy ra xung đột quân sự.

Sự tham gia của bên thứ ba này sẽ giúp tạo ra nhiều đề xuất giải pháp, cũng như tạo ra một kênh đáng tin cậy để hai bên có thể ngồi lại thương lượng giải pháp.

Đỗ Tuấn
theo The Diplomat

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Một ngày của Hoa hậu Thanh Thủy
Một ngày của Hoa hậu Thanh Thủy
TPO - Hoa hậu Thanh Thủy cho biết cô trở lại Hà Nội với tâm thế hào hứng và hạnh phúc. Cô thích không khí và ẩm thực ở thủ đô. "Bây giờ tôi trở lại với cương vị mới và thành tích tuyệt vời trên đấu trường quốc tế", cô nói.