Tàu 'tia chớp' VN và chiến thuật bầy sói Biển Đông

Tàu 'tia chớp' VN và chiến thuật bầy sói Biển Đông
TPO- Hải quân Việt Nam đã trang bị và đang đóng thêm tàu tên lửa cao tốc Molniya trang bị mạnh, được mệnh danh là 'tia chớp', cực kỳ thích hợp với 'chiến thuật bầy sói' khi tác chiến trên Biển Đông...

Tàu 'tia chớp' VN và chiến thuật bầy sói Biển Đông

> Lộ diện tàu cao tốc tên lửa 'Ong bắp cày' bảo vệ biển Việt Nam

> Lộ diện tàu chiến 'tia chớp' của Hải quân Việt Nam

Tầu hộ tống tên lửa hạng nhẹ mẫu thiết kế 1241, tên gọi (Molniya) theo phân loại của NATO tầu có tên là tầu hộ tống lớp Tarantul (Tarantul class corvettes) – thiết kế các lớp tầu hộ tống mang tên lửa – khinh hạm tên lửa, các tầu hộ tống hạng nhẹ này được đóng trong các xưởng đóng tầu của Liên bang Xô viết vào những năm 1979 – 1996 và được biên chế vào lực lượng hải quân Xô viết.

Hải quân Việt Nam đã biên chế một số tàu tên lửa cao tốc Molniya (tia chớp) và hiện đang đóng thêm hàng loạt chiến hạm loại này theo giấy phép của Nga. Molniya có tốc độ cao, trang bị mạnh, cực kỳ thích hợp với chiến thuật bầy sói kiểu 'hit and run' tấn công nhanh, bất ngờ từ nhiều hướng khiến đối thủ không kịp trở tay. Chiến thuật này rất hữu dụng với lực lượng hải quân của quốc gia có bờ biển dài, nhiều đảo và cửa sông dễ ẩn nấp, thuận lợi cho việc phục kích ra đòn bất ngờ khiến đối thủ dù mạnh đến đâu cũng phải khiếp sợ...

Và đến năm 2011 các tầu hộ tống tên lửa này vẫn tiếp tục phục vụ trong lực lượng hải quân của Liên bang Nga hiện nay. Lớp tầu Molniya có nhiều loại tầu, với những đặc điểm khác biệt là vũ khí trang bị trên boong tầu và loại động cơ trạm nguồn. Tầu hộ tống tên lửa thiết kế 1241 được biên chế chính thức trong lực lượng hải quân và hạm đội Xô viết, đồng thời được xuất khẩu sang các nước khác và được biên chế trong các hạm đội nước ngoài. Trong lực lượng hải quân Xô viết, tầu hộ tống tên lửa 1241 được sử dụng trong tất cả các hạm đội ( Hạm đội Ban tích, Hạm đội Biển Đen, ngoại trừ hạm đội Biển Bắc trong những năm 1980 và phục vụ trong lực lượng phòng thủ bờ biển của Liên bang Xô viết.

Tầu Molnyia 1241RE
Tầu Molnyia 1241RE.
 

Từ những năm 1970-x trong biên chế trang bị các nước khối quân sự NATO được đưa vào sử dụng các chiến hạm mang tên lửa hạng nhẹ có trang bị 76mm và tên lửa chống tầu tầm gần, tầm trung («Exocet», «OTO Melara», sau đó là «Harpoon»), điều kiện tác chiến của các khinh hạm tên lửa type 205, vốn được trang bị pháo hạng nhẹ và tên lửa tầm gần trở nên rất xấu do không có khả năng tác chiến tương đương. Để tăng cường năng lực tác chiến của các đơn vị tầu tên lửa hạng nhẹ và yểm trợ hỏa lực cho các tầu hạng nhẹ lớp 205 và có thể tấn công tầu của đối phương ngoài tầm hoạt động của các hệ thống radar trinh sát, nhà nước Xô viết đã ra chỉ lệnh nghiên cứu phát triển các tầu hộ tống hạng nhẹ pháo binh mang tên lửa thế hệ mới.

Thiết kế tầu hộ tống tên lửa hạng nhẹ 1241P được bắt đầu vào năm 1969 tại trung tâm nghiên cứu thiết kế tầu biển Almaz dưới sự lãnh đạo của kỹ sư trưởng E.I.Yuknhin. Sau đó được thay thế bởi nhà thiết kế chính V.N. Ustrinov . Người kiểm soát - đại diện của Hải quân là đại úy thuyền trưởng cấp I YU.M.Osipov sau đó là đại úy hải quân cấp II V.I. Litovski..

Theo yêu cầu kỹ chiến thuật cho các tầu hộ tống mang tên lửa của dự án 1241 được sử dụng để tiêu diệt các chiến hạm, tầu vận tải và các loại tầu xuồng đổ bộ, tăng cường năng lực phòng không của các đơn vị binh chủng hợp thành, bảo vệ các cụm tầu chiến, tầu phóng lôi, tầu tên lửa chống lại các phương tiện tấn công đường không tầm thấp, chi viện hỏa lực bảo vệ các lực lượng chống lại các phương tiện tấn công đường biển hạng nhẹ của đối phương. Tầu hộ tống tên lửa chiến thuật lớp 1241 cần hiệp đồng tác chiến với các tầu tên lửa hạng nhẹ lớp 205 và bảo vệ cho các tầu tên lửa hạng nhẹ chống lại các khinh hạm của đối phương, có trang bị pháo 76 mm. Chính vì vậy tầu hộ tống lớp 1241 cần có tốc độ tương đương, không thua tầu tên lửa lớp 205.

Theo những yêu cầu chiến thuật đã nêu của Hải quân Liên xô. Trung tâm thiết kế tầu chiến đã đưa ra hai mẫu thiết kế đầu tiên với lượng giãn nước khoảng 500 tấn, với hệ thống tên lửa chống tầu bốn ống phóng Moskit. Điểm trọng tâm của hai phiên bản tầu 1241 được các nhà thiết kế quan tâm là hệ thống radar đa nhiệm có kích thước nhỏ gọn, có công suất lớn, đảm bảo hỗ trợ cho tất cả các loại vũ khí bố trí trên tầu. Phương án 1 là trang bị hệ thống radar "Gravel-M” đã vượt qua được những thử nghiệm đầu tiên, phương án 2 là hệ thống radar "Monolith” đang trong quá trình thiết kế chế tạo, cuối cùng các nhà thiết kế đã lựa chọn Monolit vì hệ thống có đặc điểm khác hơn so với Gravel-M, có chế độ dẫn đường đạn tấn công tầm xa và các kênh nhận thông tin chỉ thị mục tiêu từ hệ thống «Uspec-U». Tầu hộ tống tên lửa sẽ được trang bị hệ thống tên lửa phòng không Osa – M, nhưng sau này, để đảm bảo độ ổn định, lượng giãn nước tiêu chuẩn và và tốc độ 40 hải lý/ giờ, hệ thống tên lửa phòng không không được lắp đặt. Nhiệm vụ yểm trợ trên không đối với các lực lượng phòng thủ bờ biển, chống lại các phương tiện bay tầm thấp được giao cho không quân Hải quân. Do không đặt nhiệm vụ phòng không cho tầu hộ tống, mẫu thiết kế tầu hộ tống tên lửa chuyển từ tầu mang tên lửa hạng nhẹ sang tầu hộ tống tấn công tên lửa hạng nhẹ.

Tầu hộ tống tên lửa Molniya 1241.1M
Tầu hộ tống tên lửa Molniya 1241.1M.
 

Vào năm 1973 theo nghị định của Chính phủ Liên bang Xô viết, đặt ra nhiệm vụ chế tạo tầu tên lửa với hệ thống tên lửa chống tầu tốt nhất thế giới " Moskit”, tăng cường năng lực tác chiến của tầu, khả năng phòng thủ và bảo vệ tốt, được trang bị các thiết bị đấu tranh điện tử hiện đại, đồng thời làm điều kiện hoạt động trên tầu tốt hơn và tăng cường khả năng hoạt động độc lập trên biển. Mẫu thiết kế 1241 đã đưa vào thực tế hệ thống các tầu hộ tống hạng nhẹ và nhờ có giải pháp thiết kế tổ hợp, tích hợp trên thân tầu các thiết kế của tầu phóng tên lửa, khinh hạm chống ngầm và tầu tuần tiễu vùng bờ biển dành cho lực lượng hải quân Xô viết và xuất khẩu cho các nước bạn bè và các nước thuộc khối XHCN. Tính toán đến môi trường tác chiến khác nhau, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng khác nhau, các tổ hợp thiết bị (tên lửa chống tầu, hệ thống thiết bị điện tử, hệ thống trạm nguồn, năng lượng) đã dẫn đến hàng loạt các mẫu tầu hộ tống khác nhau của thiết kế 1241 với thân tầu và cùng một nguồn động lực. Ý tưởng một tầu hộ tống với thân tầu và động lực trạm nguồn cố định, nhưng có nhiều kiểu loại thiết kế trang bị cho nhiều mục đích sử dụng chưa hề được đặt ra khi đặt mục tiêu thiết kế ban đầu.

Tầu hộ tống tên lửa Molniya 1241.8
Tầu hộ tống tên lửa Molniya 1241.8.
 

"Dự án 12411 tầu hộ tống tên lửa và dự án 12412 tầu chống ngầm nhận được không chỉ là các loại vũ khí trang thiết bị khác nhau mà khi đưa vào thực hiện với điều kiện mua bản quyền sản xuất, cũng có nhiều khung sườn khác nhau và nguồn động lực khác nhau (có thể từ Nga, Belarusia, Ucraina..) Có nơi gọi là khinh hạm hạng nhẹ, có nơi gọi là chiến hạm…Nhưng theo thực tế sử dụng chủ yếu với mục đích bảo vệ biên giới và lãnh hải- tên được sử dụng nhiều nhất vẫn là khinh hạm hạng nhẹ chống tầu"

Lịch sử đóng tầu

Những tầu hộ tống tên lửa 2 mẫu thiết kế chủ yếu được giao cho tổ hợp đóng tầu Almaz. Mẫu thiết kế 1241.1-T và 1241-M được đóng hàng loạt cùng một lúc trên 3 xưởng đóng tầu từ năm1979 của Liên bang Xô viết. Đến cuối năm 1991 đối với Hải quân Xô viết đã đóng được 41 tầu hộ tống mang tên lửa bao gồm: 12 tầu hộ tống lớp 12411-T ( 4 chiếc do các xưởng Primorye, Khabarovsk và Mid-Neva đóng) 31 tầu hộ tống mang tên lửa lớp 12411 trong đó Khabarovsk đóng 17, Mid-Neva đóng 13 chiếc và 1 chiếc 12417. Đến cuối năm 1991 trong quá trình đóng tầu hàng loạt đã có thêm 6 tầu hộ tống tên lửa với độ sẵn sàng từ 28% đến 93%, dự kiến sẽ xuất xưởng năm 1996. Một tầu hộ tống mẫu thiết kế 1241Т ngay trong quá trình đóng tầu đã theo mẫu 12417 ( pháo 30mm được thay thế bằng hệ thống tên lửa phòng không "Kortik" và radar phát hiện mục tiêu trên không "Positive" để phục vụ cho điều khiển hỏa lực phòng không thân tầu. Lực lượng biên phòng của Liên bang Xô viết cung nhận được 12 tầu tuần tiễu tên lửa mẫu 1241.2 có một số những thay đổi về thiết kễ kỹ thuật nếu so sánh với mẫu tiêu chuẩn 1241.

Trong các nhà máy tại Rybinsk và Yaroslavl triển khai đóng các mẫu thiết kế tầu 1241 RE, đây là mẫu tầu phục vụ cho nhiệm vụ xuất khẩu cho các nước trong khối XHCN. Trong thời gian này, đã đóng được 22 tầu hộ tống tên lửa mẫu 1241RE ) 5 chiếc dành cho Cộng hòa dân chủ Đức và Ấn độ, 3 chiếc Rumania, 4 chiếc cho Balan, 2 chiếc cho Bungaria và Iemen, 1 chiếc cho Việt Nam, đồng thời có 3 chiếc mẫu thiết kế 1241 RE được sử dụng trong biên chế của Hải quân Xô viết với nhiệm vụ làm giáo cụ huấn luyện cho các học viên quân sự nước ngoài. Ngoài ra, Ấn độ đã được nhận bản quyền sản xuất tầu hộ tống tên lửa lớp Monliya cho hai nhà máy đóng tầu ở Bombay và Goa.

Thân tầu và các buồng công tác trên boong

Thân tầu hoàn toàn nhẵn bóng và trơn, được ghép bằng thép tấm đóng tầu biển, có những đường ghép nối nhỏ thắng. Tám vách ngăn không thấm nước chia thân tầu ra làm chín khoang. Các buồng khoang được làm bằng vật liệu kim loại nhẹ (hợp kim nhôm) ngoại trừ ống xả khí gas. Các hệ thống động lực quan trọng nằm trong 2 khoang liền kề phía đuôi tầu..

Các kích thước tiêu chuẩn của tầu; Chiều dài thân tầu: 56,1m, chiều rộng nhất của tầu là: 10,2m. Mức ngấn nước thân tầu là: 2,5m (2,3m đối với thiết kế 1241RE) Mực ngấn nước đối với chân vịt khi đủ tải trọng là 4,15m, Mức ngấn nước khi sử dụng là 2,65m ( đối với thiết kế 12411) Lượng dãn nước các mẫu thiết kế theo model có khác nhau, nhưng nằm trong giới hạn cho phép của 500 tấn. Chiều cao boong tầu ở khoảng chính giữa thân tầu là 5,31m.

Động cơ và trạm nguồn

Do chậm trễ trong quá trình chế tạo động cơ diesel gasturbin cho hệ thống động lực, các tầu hộ tống tên lửa đầu tiền sử dụng hệ thống động cơ gas-turbin M-15, đây là hệ thống động cơ bao gồm 2 động cơ tuốc bin tăng tốc M-70 công suất 12000 sức ngựa mỗi động cơ, và 2 động cơ tuốc bin hành trình công suất 5000 sức ngữa mỗi động cơ, với 4 bộ phận giảm tốc. hệ thống động cơ tuốc bin có những ưu điểm quan trọng, bao gồm cả yếu tố tiết kiệm nhưng với động cơ tuốc bin gặp khó khăn trong điều khiển tầu khi chạy tốc độ thấp với vòng quay nhỏ, đặc biệt khi cập cảng. Các động cơ chính được nối liền với chân vịt bằng trục quay 3 bậc tự do, tốc độ tối đa của tầu là: 42 hải lý, tốc độ tiết kiệm là 13 hải lý. Tầm hoạt động xa bờ liên tục với tốc độ cao là 760 dặm, tầm hoạt động tiết kiệm là 1400 dặm.

Đông cơ trạm nguồn các tầu hộ tống tên lửa thiết kế 1241M- là động cơ diesel – gas tuốc bin 2 trục khuỷu. Hệ thống động lực bao gồm 2 động cơ tuốc bin tăng áp M-70 có công suất 12000 mã lực và 2 động cơ diesel M-510 có công suất 4000 mã lực (mỗi tổ hợp động cơ diesel có động cơ M-504 với hộp giảm tốc 2 tốc độ và ly hợp thủy lực. Các động cơ chính hoạt động với một trục chân vịt và chân vịt. Tốc độ cực đại của tầu là 41 hải lý/giờ, tốc độ tiết kiệm là 14 hải lý/giờ. Tầm hoạt động với tốc độ hải trình là 36 hải lý/giờ sẽ là 400 dặm, tốc độ tiết kiệm là 1600 dặm, với tốc độ 12 hải lý/giờ tầm hoạt động là 2400 dặm (dặm; 1,61km) .

Trên mỗi tầu chiến lắp đặt 2 động cơ trạm nguồn DG-200 công suất 200kWh và một động cơ trạm nguồn diesel DGR-75 công suất 100kWh

Các bộ phận trang thiết bị chính của tầu.

Hệ thống truyển động và điều khiển lái: Thầu hộ tống tên lửa 1241 được lắp 2 chân vịt trục cứng 3 bậc tự do.

Bộ phận neo buộc tầu, Neo tầu và kéo tầu: Trong thùng sắt phía trước tầu có lắp hệ thống điện- thủy lực để thả xích neo và thu neo, đồng thới có trống quấn dây cáp buộc tầu phía mũi, Trên boong tầu phía sau có động cơ điện và bộ phận cơ khí giảm tốc với bánh răng vô tận để quấn cáp buộc neo tầu ở phía sau, trên boong tầu có tất cả 4 trống quấn dây cáp buộc neo tầu.

Phương tiện cứu hộ: Phương tiện cứu hộ trên các tầu hộ tống tên lửa 1241 có 5 xuồng cứu hộ, 3 trong số đó được đặt trên tầng thứ nhất của boong chính ( phía đằng đuôi tầu, giữa bệ pháo AK-630) và hai chiếc được đặt ở phía mũi của buồng chuyển động.

Khả năng hải hành.

Tính năng kỹ thuật của tầu cho phép các tầu lớp Monliya có thể hoạt động trên biển với vận tốc thấp khi biển động đến cấp 7-8.

Điều kiện làm việc và thủy thủ đoàn.

Thủy thủ đoàn của tầu hộ tống 12411T biên chế là 41 người ( trên tầu 12411-M quân số giảm xuống còn 40 người. trong đó có 5 sĩ quan, bao gồm cả thuyền trưởng. Thuyền trưởng được sử dụng buồng riêng hai người, bố trí trên tầng thứ nhất của boong tầu, dười buồng cơ động phía bên trái mạng tầu. Các sĩ quan còn lại được bố trí trong các buồng 2 người dọc theo thành tầu. Thủy thủ nghỉ ngơi trong 3 buồng tập trung, bố trí ở khoang chính phần mũi tầu. Buồng phía mũi tầu (7 gường đôi) bố trí ở phần mũi tầu cạnh buồng đạn của pháo AK-176, hai buồng ngủ còn lại nằm ở phía sau cạnh sườn của pháo AK-176. Phòng ăn rộng 5x4m được bố trí trong khoang chính của thân tầu. Lương thực, thực phẩm, nước uống dự trữ cho 10 ngày. Để lưu trữ cơ sở vật chất trên tầu bố trí kho dự trữ thực phẩm khu vực mũi tầu, cạnh khoang ngủ của thủy thủ, dưới tầng khoang đạn của tháp pháo AK-176 là thùng đựng nước uống.

Vũ khí trang bị

Vũ khí chống tầu

Vũ khí cơ bản được biên chế cho mẫu thiết kế đầu tiên: P-15, 3M-80 Moskit

Tàu 'tia chớp' VN và chiến thuật bầy sói Biển Đông ảnh 4
Tên lửa chống tầu X-41 Moski
Tên lửa chống tầu X-41 Moski.
 

Trong hệ thống vũ khí của tầu hộ tống tên lửa 12411 được biên chế 4 tên lửa chống tầu R-15 Termit, tầu hộ tống 12411 M được biên chế 4 tên lửa chống tầu loại 3M-80 Moskit (R-270), các tên lửa chống tầu được lắp trong 2 bộ ống phóng tên lửa KT-152. Tên lửa được bố trí trên hai bệ phóng cố định gắn gắn 2 bên sườn boong tầu. Bệ phóng tên lửa được gắn với một góc phòng cố định so với sàn tầu.

Vũ khí phòng không.

Để phòng thủ trên khống, về lý thuyết kỹ chiến thuật nhiều hơn là thực tế tác chiến, chống lại các đòn tấn công từ trên không, trên các tầu hộ tống được trang bị các tên lửa phòng không tầm thấp (Strela-3) cơ số biên chế là 16 tên lửa, hoặc Igla với cơ số biên chế tương đương. Tên lửa phòng không được bố trí bệ phóng trên boong phía đuôi tầu, giá đứng bắn có bệ tỳ hướng ra 4 hướng bắn.

Pháo hạm

Pháo hạm cơ bản : АК-176, АК-630М
Pháo hạm cơ bản : АК-176, АК-630М.
 

Pháo hạm của tầu hộ tống tên lửa 1241 là pháo hạm một nòng tự động 76/59 АU kiểu tháp pháo АК-176, tháp pháo được bố trí trên phần mũi tầu của boong tầu. Cơ số đạn pháo là 316 viên. Tháp pháo được chế tạo từ hợp kim nhôm và magnesium Amr-61 với độ dày 4mm. Kíp trắc thủ - 2 người ( nạp đạn bằng tay – kíp trắc thủ là 4 người). Khối lượng của pháo là: 10,45 tấn.

Trên boong tầu phía đuôi tầu của thiết kế 1241 để chống lại các tên lửa hành trình chống tầu, được lắp đặt hai súng máy 6 nòng 30/54 AK-630M, với hai dây băng đạn 2000 viên đạn – 1000 viên cho mỗi băng đạn. Khối lượng của toàn bộ ụ súng không có đạn và phụ tùng là 1,85 tấn. Toàn bộ ụ súng máy với hệ thống điều khiển là 9114kg. Tầm bắn của súng là 4000m. Chế độ bắn thông thường 4-5 loạt bắn với mỗi loạt từ 20 – 25 viên đạn từ tầm bắn max, trên tầm bắn hiệu quả, loạt bắn có thể kéo dài với số lượng lên đến 400 viên ngắt đoạn ngắn từ 3-5 giây.

Hệ thống radar và thiết bị tác chiến điện tử

Radar truy tìm, phát hiện, bắt và bám mục tiêu.

Rà quét, kiểm soát và phát hiện mục tiêu chủ động hoặc thụ động, xử lý tín hiệu thông tin và chuyển thông số chỉ thị mục tiêu cho ban chỉ huy trưởng và các kíp trắc thủ trên tầu, giải quyết các bài toàn về dẫn đường, định vị tầu, điều hành các hoạt động tác chiến liên kết phỗi hợp với các hàm tầu khác trong phân đội tầu 1241 được thực hiện bởi hệ thống radar Monolit (hệ thống radar này là nâng cấp của hệ thống Titanit, hệ thống radar được bố trí trên nóc của boong chính của tầu dười chụp radar chủ động hình bán cầu. Những tầu hộ tống đầu tiên được sản xuất kể cả tầu chỉ huy P-5 và những tầu hộ tống tên lửa xuất khẩu không được lắp hệ thống Monolit mà lắp hệ thống radar bám, dẫn bắn Garpun. ( Hệ thống radar xuất khẩu: Garpun-E). Các tầu hộ tống tên lửa thiết kế 1241T được lắp radar Monolit với thiết bị điều khiển tên lửa Korral từ hệ thống phóng tên lửa Termit. Hệ thống radar điều khiển hỏa lực pháo binh MP-123/176 Vimpel được bố trí trong khoang trên boong tầu, bên dưới cột ăn ten.

Hệ thống thiết bị trinh sát và tác chiến điện tử

Tầu hộ tống tên lửa thiết kế 1241 được trang bị hệ thống tác chiến điện tử Vimpel –P2 , đảm bảo cho các thiết bị điện tử trên ầu có khả năng ngăn chặn và chống gây nhiễu điện từ.

Đối với những mục tiêu cần gây nhiễu điện tử trên tầu được bố trí hai bệ phóng đạn gây nhiễu, mỗi bệ phóng gồm có ống phóng lựu 16 nòng có điều khiển từ xa PK-16 để gây nhiễu thụ động, ống phóng lựu phóng đạn phản xạ lưỡng cực hoặt mồi bẫy hồng ngoại. Cơ số đạn biên chế là 128 quả đạn 82mm. Bệ phóng được đặt ở phía đuôi tầu, trên mặt boong tầu. các tầu thế hệ sau có thể lắp tới 4 bệ phóng đạn mồi bẫy hoặc phản xạ đa cực PK-10 các bệ phóng này cũng được lắp ở trên các giá đỡ phía đuôi tầu, khu vực khoang quạt gió làm mát buồng máy giữa boong tầu và súng máy 6 nóng AK 630. và trên các giá đỡ nằm giữa buồng cơ động trên boong tầu và tháp pháo AK 176. Trên các tầng trên boong tầu từ quá trình sửa chữa vừa và các tầu mới đóng thế hệ mới được lắp các cảm biến chiếu xạ lases, nhằm phát hiện tầu bị chiếu xạ laser từ các thiết bị dẫn đường cho tên lửa chống tầu dẫn động bằng laser.

Tàu 'tia chớp' VN và chiến thuật bầy sói Biển Đông ảnh 7
 

1 – Khoang phía trước mũi tầu; 2 – Buồng kho tàng đựng cơ sở vật chất khác nhau; 3 – Thùng chứa xích mỏ neo; 4 – Buồng ngủ của thủy thủ đoàn; 5 – Pháo hạm 76-mm АУ АК-176; 6 – Trống chuyển nạp đạn 76-mm AU; 7 –Vị trí chiến đấu đa chức năng; 8 – Thùng đựng nước ngọt ; 9 –Thùng đựng dầu diesel nhiên liệu; 10 – Hệ thống radar Monolit «Монолит»; 11 – Khoang cơ động lên boong tầu; 12 –Phòng nghỉ sỹ quan chỉ huy; 13 –Hành lang р; 14 – Phòng nhỏ lắp các thiết bị điện - điện tử; 15 – Phòng trung tâm điều khiển các thiết bị động lực, trạm nguồn và bảng mạch phân phối cho các khoang phía mũi tầu.; 16 –Khoang máy tầu phía đằng mũi tầu МО; 17 – Ống xả khói tầu ; 18 – Ống thông khí và quạt thông gió khoang máy tầu; 19 – Khoang chứa thùng dầu; 20 – Động cơ đẩy của tầu ; 21 – Buồng điều khiển điện thân tầu và phòng buồng bảng điện đuôi tầu; 22 – Khoang máy phía đuôi tầu МО; 23 – Phòng ăn của tầu; 24 – Súng máy chống tên lửa АК-630М; 25 – Khoang xả khí thải đuôi tầu; 26 – khoang máy cuối đuôi tầu; 27 –Khoang bánh lái đuôi tầu.

Mẫu thiết kế 12417

Tàu 'tia chớp' VN và chiến thuật bầy sói Biển Đông ảnh 8
 

Lượng giãn nước tiêu chuẩn , Tấn: 436 (tiêu chuẩn), 493 (đầy đủ)
Tốc độ cực đại, hải lý/giờ. 41 (max), 12 (tiết kiệm)
Tầm xa hải hành max, dặm 1600 (Ve 12 hải lý)
Lượng dự trữ hành trình. 10 ngày
Vũ khí trang bị:

Tên lửa chống tầu 2х2 Ống phóng tên lửa chống tầu "Моskit"; 1х4 ống phóng tên lửa vác vai Igla "Игла"; Pháo hạm 1х1 76-mm АК-176; Súng máy chống tên lửa 2х6 30-мм АК-630
radar điều khiển hỏa lực Vimpel , radar chỉ thị kiểm soát và dẫn bắn mục tiêu Monolit, Radar hàng hải dẫn đường trên hải đồ và định vị vệ tinh. Hệ thống tác chiến điện tử và cảnh báo sớm.
Động lực của tầu là hệ thống tổ hợp động cơ diesel – tuốc bin khí ga 2х GTD М-70 và 2хМ510
Kích thước, m 56,1х10,2х2,5
Nguồn điện: Đông cơ phát điện 3 pha diesel theo thiết kế.
Công suất động cơ kW 4000 sức ngựa.х 2 М510; 12000 sức ngựa .х 2 GTD

Mẫu thiết kế Monliya 1241.8

Tàu 'tia chớp' VN và chiến thuật bầy sói Biển Đông ảnh 9
 

Chiều dài thân tầu 56.1 m
Chiều rộng nhất thấn tầu 10.2 m
Chiều cao của sàn tầu (trung bình) 5.31 m
Mức ngấn nước đủ tải trọng 2.38 m
Lượng giãn nước 510 T

Thông số chiến thuật tầu hộ tống tên lửa
Tốc độ cực đại; 39-40 kn
Tốc độ tiết kiệm 12-13 kn với khoảng cách xa hoạt động xa nhất 2300 dặm
Lượng dự trữ lương thực thực phẩm hành trình10 ngày
Thủy thủ đoàn: 42

Động lực thân tầu:

Động cơ tổ hợp diesel-gas turbine M15:
Với nhiệt độ khoảng 15oC. 23530 kW
Với nhiệt độ lớn hơn 34o C 17430 kW

Nguồn điện thân tầu: kWh máy phát điện diesel 2x200. và một máy phát điện diesel 1X100.

Vũ khí trang bị:
16 tên lửa chống tầu X-35 Uran 3M24
Tên lửa phòng không vác vai Igla: 12
Hỏa lực pháo binh:
1xAK-176M 76.2 mm với cơ số 316 viên đạn pháo.
2xAK-630M1-2 30 mm với cơ số 4000 viên đạn

Hệ thống tác chiến điện tử
Hệ thống radar GARPUN-BAL Radar bao gồm:
Radar điều khiển hỏa lực MR-123-02.
Radar truy tìm, phát hiện mục tiêu trên không và trên biển POZITIV-E
MP-405 ESM Hệ thống radar cảnh báo sơm
Radar ID system: Hệ thống radar xác định chủ quyền
Radar hàng hải định vị và dẫn đường điều khiển tầu
Hệ thống súng phóng lựu gây nhiễu điện từ và quang hồng ngoại PK-10

Tên lửa Uran X-35 (Mô phỏng 3D)
Tên lửa Uran X-35 (Mô phỏng 3D).
Ống phóng tên lửa Uran (Mô phỏng 3D)
Ống phóng tên lửa Uran (Mô phỏng 3D).
Tàu 'tia chớp' VN và chiến thuật bầy sói Biển Đông ảnh 12
 

Tên lửa chống tầu X-35 Uran 3M24

Tốc độ bay, km/h 1100

Tầm bắn xa nhất, km 130

Tầm bắn gần nhất, km 5

Trần bay trên mực nước biển, m 5-10

Trần bay tiếp cận mục tiêu (giai đoạn cuối), m 3-5

Chiều dài tên lửa, mm: 3750

Đường kính của tên lửa,mm: 420

Sải cánh tên lửa: mm 930

Khối lượng đầu đạn, kg 145

Tải trọng phóng kg 630

Theo QPAN

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG