Thời làm tin, bài... bằng máu và nước mắt

Thời làm tin, bài... bằng máu và nước mắt
Đại tá Nguyễn Xuân Mai, đôi mắt già nua, mái đầu đã điểm bạc. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, ông là người trực tiếp đưa tin. Mỗi tin, bài, ảnh được lên trang... phải trả giá bằng máu.

Thời làm tin, bài... bằng máu và nước mắt

> ‘Tư liệu sống’ trong chiến dịch ‘Điện Biên Phủ trên không’

> ‘Điện Biên Phủ trên không’ qua ảnh

Đại tá Nguyễn Xuân Mai, đôi mắt già nua, mái đầu đã điểm bạc. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, ông là người trực tiếp đưa tin. Mỗi tin, bài, ảnh được lên trang... phải trả giá bằng máu.

Đại tá Nguyễn Xuân Mai lần giở từng trang ký ức thời làm báo
Đại tá Nguyễn Xuân Mai lần giở từng trang ký ức thời làm báo.
 

Đại tá Nguyễn Xuân Mai - nguyên Tổng Biên tập Báo Phòng không Không quân đã gần 80 tuổi, đôi mắt già nua, mái đầu đã điểm bạc. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, ông là người trực tiếp đưa tin. Mỗi tin, bài, ảnh được lên trang... phải trả giá bằng máu.

Một thời không quên

Tôi gặp ông trong căn nhà nhỏ gần cầu Hoà Mục (đường Lê Văn Lương – Hà Nội). Tuy đã về hưu nhiều năm nay nhưng người lính già năm xưa vẫn bận rộn với bài vở, những trang chính luận, những bài viết lịch sử trên các báo lớn nhỏ. Ông kể với tôi đầy tự hào và say sưa về ký ức của một thời làm báo dưới bom đạn: “Để có được những tin bài đó, chúng tôi thực sự đã phải đối mặt với B52 tử thần”.

Ông Mai nhớ lần tác nghiệp trong 12 ngày đêm 40 năm về trước: Tối ngày 22-12-1972 Chính uỷ Quân chủng Hoàng Phương giao nhiệm vụ và quyết định điều xe đưa ông mang gấp cuốn băng ghi âm tiếng nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng động viên bộ đội lên Cục Tuyên huấn để viết bài, phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam ngay sáng ngày 23.

Xe từ chùa Trầm huyện Chương Mỹ tới ngã ba Ba La – Bông Đỏ thì đường tắc. Đêm nay đã là đêm thứ 5 Hà Nội hứng chịu bom B52 Mỹ, thế mà người Hà Nội còn đi sơ tán đông đúc. Đủ loại phương tiện giao thông thô sơ và người đi bộ, từ thị xã Hà Đông đổ ra, đã thế lại gặp đoàn xe kéo đạn tên lửa đang ngoặt sang hướng Bình Đà và đoàn xe kéo pháo ngược lại gây ra ùn tắc. Gần 21 giờ, xe vẫn không nhích lên được.

Trời tối và rét. Thỉnh thoảng một chiếc máy bay F111 xẹt qua đầu, tiếng bom đạn vang rền không ngớt. Ông Cao Minh Việt bên Cục Tuyên huấn cùng đi với ông sốt ruột nhảy xuống xe, bật máy ghi âm cho anh cảnh sát giao thông nghe tiếng nói của Thủ tướng.

Anh Việt xin dẹp một lối đi để kịp mang về phát trên sóng của đài. Anh công an bắt tay Cao Minh Việt nói, giọng mệt mỏi: “Đồng chí thông cảm, tôi không giải quyết được. Ngay trước mắt chúng ta, xe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đang mắc kẹt không chạy được!”. Chiếc xe con của Đại tướng đỗ phía trước. Hôm nay Đại tướng đến động viên bộ đội tên lửa, tổ phóng viên biết tin mà không đến kịp”.

Đêm trắng đưa tin

Khi ông đến nơi sơ tán của Cục Tuyên huấn ở số 83 phố Lý Nam Đế, đã hơn 23 giờ khuya. Anh Hồng Lân - Trưởng phòng Phát thanh quân đội đón ông và bảo: “Mong mãi, tớ đã gọi điện về Quân chủng, họ nói xe đã đưa cậu đi từ lâu. Chỉ sợ các cậu làm sao ở dọc đường, nhưng về đến đây là mừng rồi. Đưa băng ghi âm đây để anh Yên - Cục phó và tớ nghe kỹ, sẽ quyết định đưa lên sóng phát thanh thế nào. Cậu cứ ngồi nghỉ, chuẩn bị tinh thần viết bài thật nhanh. Yên trí, đây là “phố nhà binh” Mỹ không dám đánh đâu. “Phố nhà binh” đang là nơi giam giữ một số giặc lái B52 vừa bị bắt.

Ông Mai tranh thủ ngả lưng nhưng không sao ngủ được. Thỉnh thoảng còi báo động lại hú lên, tiếng bom đạn vẫn vang rền. Ông nghĩ đến số báo của Quân chủng ra ngày 24.12 cần được bổ sung bài và ảnh. Tranh thủ có máy điện thoại, ông gọi điện về toà soạn nhắc đồng chí Xuân Ất sáng sớm mai phải mang tấm ảnh Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Quân chủng ra Hà Nội thuê làm ảnh kẽm và sang Nhà in báo Nhân Dân xin bản kẽm báo sẽ ra ngày mai.

Ông Mai kể tiếp; “Khoảng 40 phút sau anh Hồng Lân bước vào phòng với vẻ mặt không vui, đưa cuốn băng ghi âm nói: “Muộn mất rồi, không còn thời gian sang phòng sửa âm trích băng, không đưa được tiếng nói của Thủ tướng lên sóng. Cậu viết nhanh một tin tường thuật khoảng hơn hai trang, chú ý viết thật tình cảm, trích những câu thật ý nghĩa của Thủ tướng nói với bộ đội, đúng một giờ sau bài phải xong”.

Ông ngồi viết giữa lúc tiếng bom đạn vẫn rung chuyển Hà Nội. Ông trích những câu Thủ tướng nhận định những ngày tới địch còn đánh quyết liệt hơn, nhất là vào Thủ đô. Thủ tướng động viên quân và dân ta phải kiên quyết đánh trả chúng, kiên quyết không cho chúng gây sức ép với ta. Gần 2 giờ sáng, bài viết đã xong.

Sau 30 phút chờ thủ trưởng Cục Tuyên huân thông qua bài, anh Hồng Lân vui vẻ bước vào: “Cậu viết tốt lắm, nhưng theo ý kiến của thủ trưởng Cục, cậu phải làm ngay cho loạt bài phỏng vấn thu thanh tiếng nói của các đồng chí chỉ huy, lãnh đạo các Sư đoàn tự vệ Hà Nội hưởng ứng lời động viên của Thủ tướng, mà đài sẽ phát 6 giờ sáng nay và phát lại vào buổi thời sự trưa nay. Cậu có thể ngủ lại đây một lúc cho khoẻ, sáng sớm hãy về”.

Ông ngồi viết ngay bài bổ sung lúc 7 giờ kể cả tống hợp tin chiến sự. Sau đó còn phải vạch kế hoạch tổ chức lực lượng đi làm 4 bài phỏng vấn thu thanh theo yêu cầu của Đài Tiếng nói Việt Nam, đồng chí Trần Cường lo mọi việc với nhà in báo đã lên đường lúc 8 giờ để trưa mai báo mới mang về toà soạn.

Giờ, ông là chứng nhân của lịch sử, mỗi câu chuyện đều có giá trị nói về bài học trong quá khứ mà ông vẫn kể một cách tự hào với thế hệ sau.

Theo Tùng Anh
Dân Việt

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG