Thăm nếp nhà sàn miền sơn cước

Thăm nếp nhà sàn miền sơn cước
TPO – Như một nét đặc trưng của miền sơn cước phía Bắc, nhà sàn ở Cao Bằng là kiểu nhà truyền thống vừa độc đáo vừa giản dị phổ biến của đồng bào người dân tộc Tày, Nùng Dao…

Nhà sàn thường được đồng bào dựng tựa lưng vào đồi núi, mặt tiền hướng ra khoảng không thoáng đãng, rộng rãi như phía ruộng đồng. Cùng với hướng nhà, kiến trúc nhà sàn mang tới sự thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; tránh ẩm ướt những ngày mưa hay sương mù….

Nhà sàn có hai kiểu: bốn mái và hai mái. So với nhà sàn hai mái, kiểu nhà sàn bốn mái có kết cấu phức tạp hơn; về thẩm mỹ thì đẹp hơn có hình khối vững chãi, vuông vức.

Để dựng một ngôi nhà sàn có khi phải tốn thời gian cả năm để chuẩn bị nguyên vật liệu. Không chỉ vào rừng chọn những loại gỗ tốt có tuổi đời lâu năm như gỗ lát, gỗ sao, gỗ nghiến, tre mai… chủ nhà còn phải chế biến như ngâm nước… để tránh mối mọt. Mái nhà được lợp ngói hay từ tre nứa. Sàn nhà được làm bằng gỗ hoặc cây mai, tre đã ngâm kỹ, không mối mọt. Cầu thang làm bằng gỗ gồm 9 bậc hay 11 bậc lên xuống.

Ngôi nhà sàn là một kiểu nhà tổng hợp. Mọi không gian được sử dụng tối đa để phục vụ cuộc sống sinh hoạt. Trong nhà sàn gác có thể làm ở tất cả các gian và thường được sử dụng đặt bồ dậu, chum đựng các sản phẩm nông sản như lúa, ngô, khoai... Sàn là nơi tập trung sinh hoạt của gia đình. Gầm sàn là nơi để dụng cụ sản xuất như cuốc, xẻng... Phía trước có sân phơi thường được làm bằng tre, mai (vừa để trẻ con chơi, vừa làm nơi phơi nông sản, giặt giũ…).

Bố cục trong ngôi nhà sàn thường được chia ra làm hai phần theo chiều ngang hay chiều dọc ngôi nhà (tính từ cửa chính), nửa trên (phía gần bàn thờ) gần cửa chính là nơi diễn ra mọi sinh hoạt của nam giới, đồng thời là nơi tiếp khách. Nửa dưới phía sau bàn thờ dành cho phụ nữ.

Các phòng ngủ được ngăn cách bằng phên nứa hoặc gỗ, có rèm vải che chắn. Theo tập quán của đồng bào Tày, Nùng buồng ngủ thường được bố trí như sau: buồng con dâu cả ở gian đầu rồi đến buồng con dâu thứ hai, ba... Con gái nếu chưa lập gia đình sẽ ở buồng cuối, sau buồng các chị dâu.

Trong nhà sàn luôn có bếp. Phía trên bếp thường đặt các trạm, giá để gác dụng cụ phơi nông sản như nia, mẹt… và treo thịt, gia vị. Những gian hay góc cuối cùng để đựng đồ dùng gia đình: chạn bát, thúng mẹt, chum nước ăn...

Ở những nơi có điều kiện nước thuận lợi, dân bản thường dẫn mắc một hệ thống máng nước đơn giản bằng cây vầu để đưa nước từ khe suối, đồi về tận sàn nhà.

Nhà sàn thường tựa lưng vào đồi núi, hướng ra khoảng không rộng
Nhà sàn thường tựa lưng vào đồi núi, hướng ra khoảng không rộng.
Phía trước có khoảnh vườn trồng cải, hay cây đào, cây mận
Phía trước có khoảnh vườn trồng cải, hay cây đào, cây mận.
Mái nhà lợp bằng ngói
Mái nhà lợp bằng ngói. Các lớp ngói được xếp lên nhau.
Thăm nếp nhà sàn miền sơn cước ảnh 4
Cầu thang lên nhà làm bằng gỗ. (Trong ảnh: cầu thang có thêm cánh cửa đơn giản)
Cầu thang lên nhà làm bằng gỗ. (Trong ảnh: cầu thang có thêm cánh cửa đơn giản).
Bếp được bố trí gần với cửa chính
Bếp được bố trí gần với cửa chính.
Trên bếp luôn có gác để treo đồ
Trên bếp luôn có gác để treo đồ.
Các xà nhà tạo thành gác
Các xà nhà tạo thành gác.
Buồng ngủ ngăn cách bằng tre hay ván. Phía trước có rèm che
Buồng ngủ ngăn cách bằng tre hay ván. Phía trước có rèm che.
Bên hông nhà có đường ống dẫn nước từ suối khe
Bên hông nhà có đường ống dẫn nước từ suối khe.
Treo nông cụ, xếp củi gỗ dưới gầm sàn
Treo nông cụ, xếp củi gỗ dưới gầm sàn.
Theo Viết
MỚI - NÓNG
Các nhà hảo tâm cùng báo Tiền Phong tri ân thầy cô giáo vùng lũ Yên Bái
Các nhà hảo tâm cùng báo Tiền Phong tri ân thầy cô giáo vùng lũ Yên Bái
TPO - Nhằm động viên, hỗ trợ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các thầy cô giáo và các trường học bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Công ty TNHH Wonder Union cùng báo Tiền Phong đã trao nhiều phần quà giá trị cho các học sinh, giáo viên công tác tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Minh Bảo, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái.
'Xơ xác' di tích Lầu ông Hoàng ở Phan Thiết
'Xơ xác' di tích Lầu ông Hoàng ở Phan Thiết
TPO - Lầu ông Hoàng là một di tích tham quan nổi tiếng tọa lạc trên ngọn đồi tuyệt đẹp ở phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Mặc dù đã được tỉnh Bình Thuận phê duyệt chủ trương đầu tư hàng chục tỷ đồng, nhưng đến nay Lầu ông Hoàng có nhiều hạng mục bị xuống cấp, chưa được nâng cấp và trùng tu đúng mức.