NASA phát hiện ba hành tinh con người có thể sinh sống
Các nhà khoa học thuộc NASA cho biết với sự trợ giúp của kính thiên văn Kepler, họ đã phát hiện ra ba hành tinh con người có thể sinh sống. Trong đó một hành tinh có những đặc điểm giống Trái Đất nhất so với các hành tinh khác được phát hiện từ trước đến nay.
Kepler-69c. |
Hai tiểu hành tinh còn lại cũng có thể tạo ra lực hấp dẫn tương tự Trái đất và có thể nước ở dạng lỏng cũng tồn tại trên bề mặt của những hành tinh này.
Kepler-62F là một hành tinh đá và có kích thước lớn gấp 1,4 lần so với Trái Đất. Hành tinh này quay quanh một ngôi sao nhỏ và mờ hơn Mặt Trời. Hành tinh cạnh Kepler-62F là Kepler-62e lớn gấp 1,6 lần Trái Đất. Đây là hai hành tinh có kích thước nhỏ nhất từng được phát hiện ngoài hệ Mặt Trời.
Cả Kepler-62e và Kepler-62F "có vẻ rất có khả năng có sự sống"- Bill Borucki, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA tại Moffet Field, California cho biết.
Hành tinh thứ ba được xác định có tiềm năng giống Trái Đất là Kepler-69c, lớn gấp 1,7 lần so với Trái Đất. Hành tinh này quay quanh một ngôi sao giống như Mặt Trời của chúng ta. Nhà khoa học Boruchi cho hay những phát này là một bước tiến lớn hướng tới việc tìm kiếm "người ngoài hành tinh" đầu tiên.
Các nhà khoa học công bố có tổng cộng bảy hành tinh mới, trong đó năm hành tinh trong hệ Kepler-62 và hai hành tinh còn lại thuộc Kepler-69. |
Việc tìm ra ba hành tinh giống Trái Đất là một phát kiện lớn. Các nhà khoa học công bố có tổng cộng bảy hành tinh mới, trong đó năm hành tinh trong hệ Kepler-62 và hai hành tinh còn lại thuộc Kepler-69.
Kepler-69c nằm cách Trái Đất 2.700 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Cyngus còn Kepler-62e cách Trái Đất khoảng 1.200 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Lyra.
Năm hành tinh mới được phát hiện có kích thước gấp khoảng 0,54 đến 1.95 lần Trái Đất, tuy nhiên chỉ Kepler-62e và Kepler-62F là có khả năng sinh sống.
Hành tinh Kepler-62e và Kepler-62F có tương ứng 122 và 267 ngày để hoàn thành quỹ đạo quay của chúng. Theo báo cáo chúng chỉ sáng bằng 20% độ sáng của Mặt Trời. Một nghiên cứu về hai hành tinh cho thấy cả hai đều được bao phủ hoàn toàn bởi các đại dương.
Tiến sĩ Lisa Kaltenegger thuộc Trung tâm Harvard-Smithsonian và Viện Thiên văn học Max Planck, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết trong một tuyên bố: "Ở đây có thể có sự sống, nhưng liệu hành tinh này có tồn tại công nghệ như chúng ta? Cuộc sống trên hành tinh này là dưới nước, không có sự cung cấp dễ dàng các kim loại, điện, hoặc lửa cho ngành luyện kim".
Các nhà nghiên cứu cho hay hành tinh Kepler-62e ấm hơn so với hành tinh cạnh nằm xa hơn quỹ đạo của nó và hành tinh này có thể cần hiệu ứng nhà kính để ngăn chặn các đại dương đóng băng.
Đồng tác giả Dimitar Sasselov của Đại học Harvard cho biết thêm trong một tuyên bố: "Hành tinh Kepler-62e có một bầu trời nhiều mây, ấm áp và ẩm ướt ở tất cả các vùng thái cực. Kepler-62F sẽ lạnh hơn, nhưng vẫn có khả năng để có một cuộc sống thân thiện".
Đài thiên văn Kepler trị giá 600 triệu đô la đã được xây dựng vào tháng 3 năm 2009 để tìm kiếm các hành tinh ngoại có kích thước như Trái Đất. Kepler tìm kiếm những hành tinh bằng cách phát hiện những điểm sáng nhỏ khi đi qua các ngôi sao. Kepler đã phát hiện ra 2.700 hành tinh kể từ khi được ra mắt vào tháng 3 năm 2009. Trong đó có khoảng 120 hành tinh trong số này đã được xác nhận cho đến nay.
Một siêu Trái Đất là một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời có khối lượng cao hơn so với Trái Đất, nhưng thấp hơn khối lượng của Thiên vương tinh và Hải vương tinh trong hệ Mặt Trời. Thuật ngữ siêu Trái Đất chỉ đề cập đến khối lượng của hành tinh và không bao hàm bất cứ điều gì khác về các điều kiện bề mặt hay sự sống.
Nhà thiên văn học tại Đài quan sát phía Nam Châu Âu ở Chile đã phát hiện ra rằng có 40 % hành tinh nhỏ màu đỏ đang quay quanh siêu Trái Đất- các ngôi sao phổ biến nhất trong thiên hà Milky Way. Do đó ở đây có thể có hàng chục tỷ hành tinh như vậy trong thiên hà của chúng ta.
Theo Giaoduc.net