WeChat TQ ‘bẫy’ người Việt về chủ quyền Biển Đông

WeChat TQ ‘bẫy’ người Việt về chủ quyền Biển Đông
TPO–Từ những nghi ngờ được cảnh báo về Wechat là "phần mềm gián điệp", nay cộng đồng mạng phát hiện WeChat đang gài bẫy người dùng “xác nhận” chủ quyền phi lý trên Biển Đông mà phía Trung Quốc tự vẽ ra.

> Trung Quốc: Sau bản đồ sẽ là tàu chiến?

> Philippines quan ngại bản đồ mới của Trung Quốc
> Trung Quốc ngang nhiên phát hành "bản đồ mới về Biển Đông"

> Yêu cầu Đài Loan hủy bỏ kế hoạch thăm dò dầu khí ở Biển Đông

 
WeChat TQ ‘bẫy’ người Việt về chủ quyền Biển Đông ảnh 1

Thành lập từ năm 1998, có trụ sở tại TP Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc), Tencent hiện cung cấp hầu hết dịch vụ trực tuyến như các micro blog, nhắn tin nhanh, cổng thông tin điện tử...

Theo tờ Hoàn Cầu thời báo, cuối năm 2010, Tencent ra thông cáo xin lỗi khách hàng vì dịch vụ nhắn tin nhanh QQ của họ rò rỉ thông tin của người dùng. Mức độ an toàn của những ứng dụng di động thuộc Tencent cũng đang bị đặt dấu chấm hỏi, khi nó đang được tội phạm sử dụng để "hành nghề".

WeChat (Trung Quốc gọi là Weixin) là ứng dụng chat, gọi điện miễn phí trên Internet của Tencent, đại gia hàng đầu trong lĩnh vực mạng internet của Trung Quốc và thế giới. 

WeChat là ứng dụng di động, cho phép người dùng chat bằng video, âm thanh hoặc văn bản trực tiếp trên smartphone (cả trên nền tảng Android lẫn iOS)… và hoạt động dưới dạng cộng đồng như mạng xã hội.

Gài bẫy xác nhận "Đường Lưỡi Bò"

Giống dịch vụ web lớn tại Trung Quốc như Baidu, Tencent cũng không giấu tham vọng mở rộng thị trường trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Tháng 4-2012, WeChat chính thức "đổ bộ" vào Việt Nam và quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

WeChat đã có sự tăng trưởng nhanh chóng trong suốt 2 - 3 tháng và đạt gần một triệu người dùng sử dụng với hai phiên bản trên hệ điều hành iOS và Android

Cộng đồng Wechat Việt Nam còn hình thành cả trên mạng xã hội Facebook. Trang Wechat Việt Nam trên Facebook có không ít thành viên tên giống nghệ sĩ trẻ như: Khởi My, Đông Nhi, Bảo Thy, Ngô Kiến Huy, Diễm My 9X… Những thành viên này không tiếc lời quảng bá cho Wechat, kêu gọi giới hâm mộ dùng ứng dụng Wechat. 

 Danh bạ, tin nhắn và vị trí thực của một người sử dụng có thể bị người khác tìm thấy một cách dễ dàng.
Danh bạ, tin nhắn và vị trí thực của một người sử dụng có thể bị người khác tìm thấy một cách dễ dàng.

Thế nhưng, gần đây, cộng đồng mạng Việt Nam đồng loạt tẩy chay ứng dụng này do phiên bản WeChat quốc tế vẫn sử dụng bản đồ không hiển thị hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Còn ở phiên bản tiếng Trung, tên gọi Weixin, tấm bản đồ với "Đường Lưỡi Bò" hiển thị rất rõ ràng. Vì vậy, tất cả người dùng WeChat tại Việt Nam nếu dùng dịch vụ đã vô tình xác nhận tấm bản đồ sai trái, vi phạm luật pháp quốc tế này.

Trong bản đồ ở phiên bản tiếng Anh, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam cũng đã bị WeChat cố tình “lờ đi”.

Khi tung sản phẩm vào Việt Nam, Tencent đưa vào rất nhiều điều khoản yêu cầu người dùng xác nhận. Một trong những điểm đó là đồng ý mọi thông tin trên WeChat là đúng sự thật.

Nhiều người lo ngại rằng, cùng với việc sử dụng bản đồ Biển Đông, trong đó Trung Quốc “ngang nhiên xóa bỏ” hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và đưa “đường lưỡi bò” của mình vào, Trung Quốc đang tiến sâu, hiểm hơn trong vấn đề Biển Đông.

 
WeChat TQ ‘bẫy’ người Việt về chủ quyền Biển Đông ảnh 3

Trong bản đồ ở phiên bản tiếng Anh, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị WeChat cố tình "lờ tịt".

WeChat phủ nhận 

Sau khi bị dư luận phản ứng, trên Fan Page, WeChat khẳng định, sử dụng bản đồ của Google và những thông tin cho rằng họ cố tình ẩn thông tin về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là hoàn toàn sai sự thực.

Thông báo của WeChat khẳng định, luôn tôn trọng tính chính xác của bản đồ thế giới và vẫn hiển thị tên của hai quần đảo trên Biển Đông.

Tại phiên bản tiếng Trung,
Tại phiên bản tiếng Trung, "Đường Lưỡi Bò" phi pháp lại được WeChat cho hiện rất rõ.

Người sử dụng có thể kiểm tra thông tin chính xác bằng cách đăng nhập WeChat, chọn tab "Location - Vị trí" và sử dụng chức năng "Zoom - Phóng To", hai quần đảo Việt Nam dưới tên quốc tế "Paracel Islands - Hoàng Sa" và "Spartly Islands - Trường Sa" sẽ được tìm thấy trên màn hình.

"Việc này đã được thử nghiệm trên một số tài khoản người dùng Việt Nam và được xác nhận là chính xác từ người dùng", thông báo WeChat khẳng định.

Tội phạm ưa thích

Trong đó, tính năng “Look Around” của WeChat cho phép những người sử dụng khác dễ dàng nhận biết những ai sử dụng WeChat ở gần vị trí mình. Kẻ xấu có thể dễ dàng xác định thông tin về những người dùng ứng dụng trên đang ở gần chúng, để tiếp cận, ra tay.

Ngoài ra, tính năng "Message in a Bottle" - thông điệp trong chai - cho phép người sử dụng có thể gửi tin nhắn đến người dùng bất kỳ khác đang sử dụng WeChat. Dựa vào những thông tin này, kẻ xấu thêm có hội hành động.

Guardian nhận định, "WeChat có thể trở thành công cụ giám sát các đối tượng người dùng mục tiêu".

Ứng dụng Wechat hiện có đến 100 triệu người sử dụng tại Trung Quốc nên số lượng “con mồi” rất phong phú.

Tòa án địa phương ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã kết án người đàn ông họ Cao, 32 tuổi, 8 năm và 6 tháng tù vì tội danh hãm hiếp phụ nữ. Y sử dụng WeChat làm quen với những cô gái trẻ ở thành phố Ningbo, sau đó nhờ đến tính năng “Look Aroud” trên ứng dụng này để xác định vị trí của họ.

Sau khi đạt được sự tin tưởng của các nạn nhân, Cao chở những cô gái trẻ này đến những nơi vắng vẻ và thực hiện hành vi đồi bại. Cao thừa nhận đã hãm hiếp 7 cô gái trẻ.

Các nước bày tỏ quan ngại về WeChat

Ngay từ đầu năm 2012, Lầu Năm Góc từng đưa ra báo cáo khẳng định WeChat "có mối quan hệ chặt chẽ với quân đội Trung Quốc".

Chủ tịch Ủy ban Tình báo Trung Ương, Mike Rogers cho biết, “có những mối quan ngại sâu sắc về an ninh quốc gia” đối với Wechat.

Adam Segal, một chuyên gia về lĩnh vực an ninh mạng tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR) của Chính phủ Anh cũng cho rằng, WeChat là một trong những dịch vụ tiềm tàng nguy cơ lỗ hổng an ninh mà kẻ thù có thể lợi dụng để "khai thác, thu thập thông tin tình báo".

Theo Viết
MỚI - NÓNG