Sau thú 'đốt tiền’ của trùm công nghệ

Sau thú 'đốt tiền’ của trùm công nghệ
Ngoài việc "đốt tiền" vào xe hơi, nhà lầu, máy bay riêng..., các đại gia công nghệ còn chi khá nhiều làm từ thiện. Những nghĩa cử cao đẹp của ông trùm công nghệ này không chỉ có ích cho xã hội, mà cũng mang lại lợi cho bản thân, gia đình họ.

Sau thú 'đốt tiền’ của trùm công nghệ

> Pharaon cổ đại có thể chết do bị cắt cổ
> Những điều ông chủ Facebook 'like'

1. Larry Ellison: Chế thuốc chống lão hóa

Người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của công ty phần mềm hàng đầu thế giới Oracle là Larry Ellison được biết đến với hàng loạt dự án tiêu khiển trong giới nhà giàu, như các cuộc đua thuyền buồm của Mỹ, mua nhà trên "bãi biển tỷ phú" Malibu và biến đảo Lanai thuộc Hawai, Mỹ thành một phòng thí nghiệm bền vững.

Tuy nhiên, điều mà ông đặt sự quan tâm lớn nhất trong công việc từ thiện của mình lại là y tế.

Sau thú 'đốt tiền’ của trùm công nghệ ảnh 1

Ellison cho biết: "Tôi có một cơ sở y tế rất sáng tạo, được gọi là Tổ chức y khoa Ellison. Chúng tôi đang tập trung điều trị các bệnh liên quan đến lão hóa”.

Điều này cho thấy, Ellison khá quan tâm tới những vấn đề tuổi tác của mình bởi hiện ông đã 68.

2. Bill Gates: Sáng tạo nhà vệ sinh công nghệ cao

Thông qua Quỹ Bill và Melinda Gates, người đồng sáng lập Microsoft quan tâm tới rất nhiều các vấn đề xã hội trong y tế, giáo dục và nông nghiệp.

Sau thú 'đốt tiền’ của trùm công nghệ ảnh 2

Tuy nhiên, một trong những vấn đề mà thực sự thu hút sự chú ý của Gates là nhà vệ sinh công nghệ cao.

Quỹ từ thiện của Bill Gates từng tài trợ cho cuộc thi "Tái sáng tạo nhà vệ sinh" (Reinvent the Toilet). Gates tự đánh giá những thí sinh dự thi và công bố người chiến thắng.

Thông qua cuộc thi này, ông muốn tìm kiếm phương pháp "thu gom và xử lý chất thải của con người để biến chúng thành tài nguyên hữu ích".

3. Paul Allen: Nghiên cứu trí tuệ

Tạp chí Forbes (Mỹ) ước tính giá trị tài sản ròng của Paul Allen hiện là 14,2 tỷ USD.

Paul Allen, người đồng sáng lập tập đoàn công nghệ nổi tiếng Microsoft, cũng có một danh sách dài các thú vui, gồm sở hữu nhiều đội bóng chuyên nghiệp, xây dựng bảo tàng nhạc rock-and-roll, thu thập máy bay cổ điển từ thế chiến thứ hai...

Sau thú 'đốt tiền’ của trùm công nghệ ảnh 3

Ông từng đầu tư 1,5 tỷ USD để thành lập Viện Khoa học Trí tuệ Allen. Nhiệm vụ của viện này là tìm ra chính xác bộ não hoạt động như thế nào và làm thế nào để giải quyết các bệnh như Alzheimer (mất trí nhớ) – căn bệnh mẹ ông từng mắc phải.

Một mục tiêu khác của Viện Khoa học Trí tuệ Allen là tái tạo não bộ và thiết lập các loại máy móc liên quan tới trí thông minh của con người.

4. Vinod Khosla: Chế tạo thịt và pho mát giả

Người sáng lập Quỹ đầu tư mạo hiểm Ventures Khosla từng đầu tư cho hơn 40 công ty công nghệ sạch.

Vinod Khosla còn được biết tới trong vai trò người sáng lập và điều hành các công ty năng lượng sạch Kior, chuyên tái chế gỗ băm thành diesel và xăng; Công ty nhiên liệu sinh học Amyris.

Sau thú 'đốt tiền’ của trùm công nghệ ảnh 4

Nhà đầu tư mạo hiểm hàng đầu Vinod Khosla đang tài trợ cho dự án chế protein, chất béo và chất xơ từ các nguồn thực vật thành loại bánh có vị thịt bò, trái cây.

"Không cần thịt bò nhưng bạn sẽ được nếm một hương vị khác biệt", Khosla hứa.

Bên cạnh đó, ông cũng ủng hộ một chương trình chế biến phô mai giả. Theo ông, loại phô mai này sẽ ít vị mặn hơn và là loại kẹo ngọt tốt cho sức khỏe.

5. Biz Stone: Làm thịt giả và bảo vệ động vật

Người đồng sáng lập Twitter Biz Stone ăn chay lâu năm. Vì vậy, việc quỹ từ thiện của ông là Biz and Livia Stone thường xuyên tài trợ cho các hoạt động bảo vệ động vật là điều hết sức bình thường.

Sau thú 'đốt tiền’ của trùm công nghệ ảnh 5

Cùng với việc bảo vệ động vật, Stone còn ủng hộ một công ty làm thịt giả. Theo đó, một loại thịt gà giả giống thịt gà thật, sẽ được bán ra thị trường cho người tiêu dùng vào năm nay.

6. Peter Thiel: Chế thuốc trường sinh

Nhà đầu tư mạo hiểm Peter Thiel đang tài trợ một dự án nghiên cứu y học có thể giúp con người sống đến 150 năm tuổi hoặc nhiều hơn.

Sau thú 'đốt tiền’ của trùm công nghệ ảnh 6

"Hầu hết mọi người đều tin rằng, cái chết là quy luật tự nhiên và nó là một phần tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, tôi nghĩ, không có gì là không thể thay đổi, kể cả chân lý”, Thiel nói.

Quỹ Thiel đã đóng góp cho một số dự án nghiên cứu chống lão hóa, trong đó có Viện Singularity của Ray Kurzweil.

Viện này hoạt động dựa trên trí thông minh nhân tạo, hướng tới mục tiêu đảo ngược quá trình lão hóa hoàn toàn.

7. Sergey Brin: Tìm cách phòng tránh bệnh Parkinson

Trong năm 2008, người đồng sáng lập Google là Sergey Brin tiết lộ câu chuyện hết sự bất ngờ về việc mẹ ông mắc bệnh Parkinson (rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương làm suy yếu khả năng vận động, lời nói và các chức năng khác).

Sau thú 'đốt tiền’ của trùm công nghệ ảnh 7

Khi phát hiện mình có nguy cơ mắc bệnh này, Sergey Brin bảo trợ cho chương trình nghiên cứu 23andMe, điều trị Parkinson.

Nhiệm vụ của 23andMe là tìm kiếm các căn bệnh có thể di truyền gen, trong đó có cả việc nghiên cứu cách để giúp Brin và những người khác không mắc căn bệnh Parkinson đáng sợ.

Theo Nguyên Thảo
Kiến Thức

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG