Những bí ẩn quanh Siêu Mặt Trăng

Những bí ẩn quanh Siêu Mặt Trăng
TPO – Theo các chuyên gia thiên văn, Siêu Mặt trăng xuất hiện vào đêm 5-5, rạng sáng 6-5 là hiện tượng mà khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái đất gần nhất, 356.955km.

> Chủ nhật này ngắm 'siêu Mặt Trăng' 

Siêu Mặt Trăng xuất hiện tháng Ba năm 2011
Siêu Mặt Trăng xuất hiện tháng Ba năm 2011.

Thảm họa Trái đất do Siêu Mặt Trăng sinh ra?

Theo các chuyên gia thiên văn, chúng ta thấy Siêu Mặt Trăng vì quỹ đạo của Mặt trăng không tròn như chúng ta nghĩ. Khi Mặt Trăng quay quanh quỹ đạo hình Elip, nó chịu lực hấp dẫn của Trái đất. Nhưng dù chịu lưc hấp dẫn lớn thì cả hai hành tinh này không thể gặp nhau.

Theo chuyên gia Joe Rao, trên trang Space.com, mức thủy triều ở các nước trên thế giới sẽ có sự thay đổi vào thời điểm Siêu mặt trăng xuất hiện.

So với thời điểm Mặt trăng xa Trái Đất nhất, mức thủy triều vào thời điểm Siêu Mặt trăng xuất hiện đêm 5-5 chênh lệch tới 42%.

Tuy nhiên, chuyên gia khẳng định, những thay đổi này không làm ảnh hưởng hoặc tác động đáng lo ngại về thảm họa như động đất hay sóng thần…

“Đã có khá nhiều nghiên cứu được thực hiện về Siêu Mặt trăng và các ảnh hưởng của hiện tượng này. Tuy nhiên, chưa có bất cứ dấu hiệu nào đáng lo ngại về thảm họa mà Siêu Mặt Trăng gây ra”- Livescience dẫn lời John Bellini, nhà đia lý thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ.

Siêu Mặt Trăng từ đâu sinh ra?

Theo nhiều bằng chứng, Mặt trăng được sinh ra nhờ lực lớn tác động. Theia – thuyết va chạm khổng lồ về sự hình thành của Mặt Trăng giải thích, cách đây khoảng 4,5 tỷ năm, sao Hỏa đã đâm vào Trái đất. Đây là thời điểm một lượng lớn vật chất bắn ra và rơi vào quỹ đạo quanh Trái đất. Từ đó, Mặt trăng bắt đầu xuất hiện.

Cũng từ vụ va chạm này, lượng vật chất bắn ra chính là các thành phần của Mặt trăng, trong đó có nước. Các nhà khoa học đã chứng minh được sự sống tồn tại trên Mặt trăng.

Siêu Mặt Trăng xuất hiện có màu xanh?

Theo nghiên cứu, trên bề mặt Mặt trăng có nhiều nước hơn dự đoán. Kết quả thăm dò của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) năm 2009 cho thấy, lượng nước có thể đo được trên bề mặt Mặt trăng sâu tới một mét. Hầu hết nước có mặt ở gần miệng núi lửa trên đó.

Ngoài ra, trên Mặt trăng vẫn có chứa H2O (tức là nước) mà các chuyên gia tin rằng nó được sinh ra nhờ proton tương tác với Oxit kim loại trong môi trường gió mặt trời. Do đó, Mặt trăng cũng như Siêu Mặt trăng có màu xanh.

Thực tế, Siêu Mặt trăng chính là tên gọi khi Mặt Trăng gần nhất với Trái đất nhất, tương tự, nó có màu sắc như màu của Mặt trăng.

Theo Dịch
MỚI - NÓNG