Nhiều làng nghề chỉ nên làm du lịch

Nhiều làng nghề chỉ nên làm du lịch
TP - Làng nghề nào không trụ được với cơ chế thị trường mà chỉ là danh tiếng trong lịch sử, trong ký ức thì chỉ nên giới hạn trong việc sưu tập hiện vật phục vụ cho công tác bảo tồn bảo tàng, phục vụ các tour du lịch làng nghề. Đó là vấn đề đặt ra sau Festival Nghề truyền thống Huế năm 2013.

> Hội ngộ tinh hoa nghề Việt bên dòng Hương
> Có gì ở Festival Nghề truyền thống Huế 2013

 Gốm Bát Tràng tham gia Fesstival Nghề truyền thống Huế. Ảnh: Thanh Tùng
Gốm Bát Tràng tham gia Fesstival Nghề truyền thống Huế. Ảnh: Thanh Tùng .

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, mỗi một địa phương cần xác định cho được nghề gì là đặc trưng, là thế mạnh, là lợi thế so sánh để có định hướng đúng trong bảo tồn và phát triển, không thể bảo tồn phát triển tràn lan.

Có những làng nghề du lịch chỉ mở ra những cơ hội để bảo tồn chứ không để phát triển thành kinh tế hàng hoá, vì không đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của các làng nghề khác cùng chủng loại, nhưng có đẳng cấp cao hơn.

Có những làng nghề du lịch chỉ mở ra những cơ hội để bảo tồn chứ không để phát triển thành kinh tế hàng hoá, vì không đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của các làng nghề khác cùng chủng loại, nhưng có đẳng cấp cao hơn.

Cần xác định rõ du lịch làng nghề là một sản phẩm vì lợi ích của cả cộng đồng. Người dân vùng cầu ngói Thanh Toàn ở thị xã Hương Thủy (TT-Huế) không ai no đủ với nghề làm nông cụ phục vụ du lịch, nhưng với phiên Chợ quê ngày hội, những mặt hàng nông cụ do chính người dân sở tại chế tác đã trở thành một sản phẩm đặc thù, góp phần hình thành thương hiệu du lịch Chợ quê.

Tương tự, lò gốm cổ Phước Tích, ở huyện Phong Điền (TT-Huế) được phục hồi đã góp phần quan trọng tạo dựng thương hiệu tour Hương xưa làng cổ, chứ không thể làm giàu cho cả làng với sản phẩm gốm của vài chàng thợ trẻ cơm đùm gạo bới ra học nghề ở Bát Tràng trở về.

Bởi chính gốm Bát Tràng nhiều lúc cũng phải chao đảo trước sự trỗi dậy của gốm Chu Đậu, trước sự bành trướng của dòng gốm rực rỡ đến từ Cảnh Đức Trấn bên Trung Quốc.

Thực tế những năm qua, dù được đầu tư nhiều trăm triệu đồng để phục hồi nhưng lò gốm cổ Phước Tích cũng chỉ đỏ lửa được vài ngày trong dịp Huế tổ chức Festival. Vì thế, lò gốm cổ Phước Tích nên dừng lại ở nhiệm vụ bảo tồn bảo tàng và phục vụ lễ hội, du lịch, nhiều chuyên gia nhận định.

Lỏng lẻo giữa du lịch và làng nghề

Nhiều tour du lịch làng nghề đang giống như là một hiện tượng có tính tự phát. Giữa ngành du lịch và các làng nghề ở Huế ít thấy sự hợp tác tích cực trong chia sẻ trách nhiệm đầu tư và lợi nhuận. Riêng ngành du lịch thiên về khai thác nhiều hơn, đầu tư không đáng kể.

Điều này ở Trung Quốc, ở Thái Lan người ta làm rất bài bản. Nếu qua Vân Nam, một tỉnh nghèo của Trung Quốc, sẽ tận thấy các tour được kết hợp rất chặt chẽ giữa tham quan, ăn ở cho đến mua sắm.

Từ trên xe các hướng dẫn viên đã rất có ý thức trong việc tranh thủ thời gian để giới thiệu về các điểm đến, các phong tục, tập quán, sản phẩm hàng hoá của địa phương. Họ rất khéo léo trong việc kết nối các cơ sở dịch vụ vào lộ trình của mỗi ngày.

Tới Thái Lan, nếu từ Bangkok đi Pataya, và ngược lại, điểm đến của tour, du khách sẽ tham gia ngoài vườn Noong Nooc, trại nuôi cá sấu, trại nuôi rắn, có cửa hàng vàng bạc đá quý. Các điểm đến này đồng thời cũng là một trạm nghỉ đạt chuẩn, có phục vụ nước uống miễn phí, có các khu nhà vệ sinh sạch sẽ; nhân viên phục vụ rất niềm nở, chu đáo; khách đi theo tour khi mua hàng được giảm giá.

Ở Huế chưa có những làng nghề, những trung tâm giới thiệu sản phẩm, bán hàng lưu niệm đạt chuẩn như thế. Và cũng ít thấy những hãng lữ hành, những hướng dẫn viên có trách nhiệm với các đối tác như thế. Đó là do sự liên kết còn lỏng lẻo giữa ngành du lịch và các đối tác, trong đó có làng nghề.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG