Huyền thoại xuyên hai thế kỷ

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu thăm triển lãm ảnh, chiều 22-8. Ảnh: Xuân Phú
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu thăm triển lãm ảnh, chiều 22-8. Ảnh: Xuân Phú
TP - Ảnh đen trắng, ảnh màu chụp người Anh Cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ năm 1930 đến nay, hội tụ trong triển lãm Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, khai mạc chiều 22-8.

> Ngày thường của Tổng tư lệnh họ Võ

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu thăm triển lãm ảnh, chiều 22-8. Ảnh: Xuân Phú
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu thăm triển lãm ảnh, chiều 22-8. Ảnh: Xuân Phú.
 

Dự buổi triển lãm tại Hà Nội, nhân sinh nhật lần thứ 100 (25-8) của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: “Tên tuổi, công lao của đồng chí mãi mãi đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam, của QĐND Việt Nam, của những vị tướng tài ba, lừng lẫy trên thế giới”.

Tấm ảnh in khổ lớn hình vị Đại tướng tươi cười, bên dưới điểm một số tấm tiêu biểu cho mỗi chặng đường hoạt động, hiện diện ngay trung tâm phòng triển lãm 45 Tràng Tiền. Tường bao quanh phòng ken đặc những tấm áp phích lớn in gần 200 bức ảnh đen trắng và màu, trích từ cuốn sách cùng tên do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo, NXB Thông tin và Truyền thông ấn hành.

Chưa bao giờ công chúng có cơ hội xem số lượng ảnh dày đặc về Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến vậy, đến từ hàng chục nguồn tư liệu bảo tàng, tư nhân. Bức ảnh tư liệu lâu đời nhất có thể kể đến thời điểm thực dân Pháp bắt giam chàng thanh niên Võ Nguyên Giáp, do tham gia ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930.

Nhiều chặng đường sau này khi tham gia Cách mạng, trở thành người Anh Cả của QĐND Việt Nam, cho đến ngày đất nước giải phóng, chân dung vị tướng tài hiện lên qua ngồn ngộn tư liệu hình ảnh.

Ông Phạm Hùng, đại diện gia đình Trung tướng Phạm Kiệt đóng góp ảnh cho cuốn sách, chia sẻ bức ảnh ông cho rằng xúc động, gắn với bản thân. Đó là bức chụp Đại tướng thăm trận địa pháo tháng 6 năm 1966, khi Đại đội 9, Trung đoàn 260 ở Yên Hòa (Hà Nội) bắn rơi máy bay không người lái đầu tiên.

“Là người lính của Anh Cả, lại có dịp tiếp xúc với các vị tướng từng làm việc với Đại tướng, rồi bố tôi là một trong số bạn chiến đấu của Đại tướng, từ đó tôi có khao khát sưu tầm ảnh chụp ông. Nếu không làm được thì cực kỳ phí, có nợ với lịch sử, vì để lưu lạc trong dân gian ảnh để lâu hỏng mất”.

Với phần đông người xem, ấn tượng mạnh nhất thuộc về những khoảnh khắc đời thường của Đại tướng. Tác giả Trần Tuấn, người đóng góp 40 bức ảnh lần đầu công bố cho cuốn sách, tâm đắc về những ảnh Đại tướng giản dị đời thường:

“Từ năm 1975 đến nay tôi được phân công tháp tùng Đại tướng, tôi có được hàng ngàn kiểu phim chụp, vô số đoạn video về Đại tướng. Đại tướng là người văn võ song toàn, càng những ảnh sinh hoạt đời thường nhất, giản dị nhất của ông, tôi càng lưu ý: ảnh Đại tướng với GS Trần Văn Giàu, Đại tướng đi bộ tập thể dục, cắt tóc hoặc gặp thân mật người lính chăn ngựa ở chiến khu”.

Đại tướng viết sách, viết thư pháp, thư giãn bên cây đàn piano, cùng gia đình đi mua sách… Những tấm ảnh ấy góp phần minh họa một chân dung vị tướng tài, giản dị trong lối sống. Đại tá, nhiếp ảnh gia Trần Hồng-một trong số người may mắn được chụp ảnh Đại tướng- cũng xuýt xoa về bức ảnh chụp Bữa cơm của ông bà­. Bữa ăn sáng trong thời bao cấp ở gia đình Đại tướng, chỉ vỏn vẹn hai quả trứng luộc, mà ông bà cứ nhường nhau.

“Tôi những ấp ủ làm riêng cuốn sách ảnh về Đại tướng, nên ban đầu tôi hơi e dè. Nhưng để có một cuốn sách đồ sộ như thế này về Đại tướng, tôi xin đóng góp. Nếu người xem có bảo màu ảnh chưa được chuẩn lắm, phải nhìn nhận vì thời gian làm sách có hạn.

Quan trọng hơn cuốn sách hoàn thiện nhất có thể ra mắt dịp này là rất trúng, vừa đối nội vừa đối ngoại. Vì sẽ không có dịp nào quý hơn dịp 25-8 này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi”, nhiếp ảnh gia Trần Hồng nói.

Ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ TT&TT), chia sẻ, hội đồng biên soạn có chừng 4 tháng làm sách, gần như chưa có gì trong tay khi bắt đầu. Ban đầu hội đồng định chọn 100 tấm tiêu biểu, sau phải nâng đến 300 bức mà vẫn thấy chưa đủ, nếu thời gian xông xênh chừng 2 năm có lẽ công việc hoàn thiện hơn: chú thích tỉ mỉ, chuẩn xác hơn.

Nhưng cuốn sách dày 211 trang này, phần nào phản ánh bức chân dung xuyên qua hai thế kỷ của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, không chỉ nhấn vào thành tích, khắc họa phẩm cách đáng quý của ông.

“Việt Nam ta cũng cần có những cuốn sách như thế này, để nói với thế giới rằng: Việt Nam tôi có một vị tướng xuất chúng”, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Kim Đáng nói.

Gần 200 bức ảnh được BTC lựa chọn một cách công phu với tình cảm yêu mến Đại tướng, đã phản ánh sinh động những chặng đường hoạt động, chiến đấu và những tình cảm sâu nặng của Ba chúng tôi với quê hương đất nước, với Bác Hồ với đồng chí, đồng đội và đồng bào.

Mỗi bức ảnh đều làm chúng tôi cảm động về nghĩa tình thủy chung trọn vẹn của đồng bào, đồng chí với Ba chúng tôi-Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Quốc hội ‘chốt’ quy định mới về bán thuốc online
Quốc hội ‘chốt’ quy định mới về bán thuốc online
TPO - Các đơn vị bán thuốc online có trách nhiệm đăng tải đầy đủ thông tin về giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, chứng chỉ hành nghề dược của người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở, thông tin về thuốc đã được phê duyệt theo quy định của Chính phủ.