Chuyện buồn giải thưởng

Nhạc sĩ Hoàng Hà, tác giả những ca khúc lừng danh nhưng ba lần trượt các giải thưởng Nhà nước, Hồ Chí Minh Ảnh nhân vật cung cấp
Nhạc sĩ Hoàng Hà, tác giả những ca khúc lừng danh nhưng ba lần trượt các giải thưởng Nhà nước, Hồ Chí Minh Ảnh nhân vật cung cấp
TP - 1. Được hỏi vì sao không mặn nồng làm hồ sơ xin xét giải thưởng Nhà nước cho bố và bác là hai nhà biên kịch Bành Châu- Bành Bảo, đạo diễn âm thanh Bành Bắc Hải giải thích: “Đầu tiên phải khẳng định có làm chưa chắc đã được. Sau đó, chẳng hạn có được thì có phải các cụ được đâu vì các cụ mất rồi, mà con cháu hưởng đấy chứ, nghe nói vài chục triệu gì đó, nên chúng tôi thôi”.

> Phim truyện, phim tài liệu đều của đạo diễn!
> Người nghệ sỹ cần biết tự đánh giá bản thân
> Đồng thuận?

Nhạc sĩ Hoàng Hà, tác giả những ca khúc lừng danh nhưng ba lần trượt các giải thưởng Nhà nước, Hồ Chí Minh Ảnh nhân vật cung cấp
Nhạc sĩ Hoàng Hà, tác giả những ca khúc lừng danh nhưng ba lần trượt các giải thưởng Nhà nước, Hồ Chí Minh. Ảnh nhân vật cung cấp.
 

Xưởng trưởng xưởng thu thanh dựng- Hãng phim truyện VN nói thêm: “Nếu làm hồ sơ, phải đi gặp lại những người từng cộng tác để tìm bằng khen, chứng tích- cho bên Hội Nhà văn chấm. Việc này không dễ dàng. Nghề biên kịch trước nay vẫn được coi là nghề ẩn.

Tôi và chị Bành Mai Phương đều thống nhất không làm, kể cả cho bác Bành Bảo bố chị Phương. Nếu bố tôi được giải thì mẹ tôi có thể vui một tí, nếu không được có thể buồn đến lúc chết và con cháu thì hậm hực. Thôi, để các cụ yên nghỉ”. (Nhà biên kịch Bành Châu đóng góp chủ yếu cho mảng phim tài liệu đoạt nhiều giải Vàng; Phim truyện thì có: Đường về quê mẹ, Đêm Bến Tre, Thằng Bờm, Thằng Cuội...)

Trong khi có những người coi giải thưởng, danh hiệu là tiêu chí tối thượng để định giá tài năng, thì cũng có nhà văn từ chối nó, hoàn toàn không vì thủ tục nhiêu khê: Nguyên Ngọc, Phạm Ngọc Cảnh...

2. Hai nhà biên kịch khiếu nại đạo diễn mang tác phẩm dự giải mà không hỏi ý kiến họ, và không xứng đáng. Hội đồng cấp Bộ đẩy trách nhiệm sang Hội đồng cơ sở tức Hội Điện ảnh, bảo phải kiếm được sự đồng thuận thì mới xét. Người ta đang đối đầu nhau cả ngoài đời lẫn trên báo chí mà đòi quay đầu hợp tác! Đúng là “giải quyết cho có”.

Điện ảnh là ngành nghệ thuật tổng hợp, chả lẽ cứ một anh thu thanh, hoạ sĩ, ánh sáng vì bất hoà mà đi kiện thì sự việc không còn lối ra. Trong khi giới làm nghề khẳng định: Đạo diễn và chỉ đạo diễn là tác giả chính của tác phẩm điện ảnh!

Còn các nhà biên kịch, nếu đã cho rằng mấy bộ phim (mà mình viết kịch bản) “chẳng có gì xuất sắc” thì sợ gì nó thắng giải! Giả sử anh ta được mà không xứng, thì chính anh ta phải hứng chịu búa rìu chứ ai. Nỗi sợ của họ trong vụ này không phải là sợ giải mất thiêng.

Giới điện ảnh vẫn truyền nhau câu chuyện cặp đạo diễn- biên kịch lý tưởng Trần Vũ- Bành Bảo. Họ là cặp ăn ý đã cho ra nhiều tác phẩm: Đến hẹn lại lên, Chuyến xe bão táp, Những người đã gặp... Nhà biên kịch Bành Mai Phương kể lúc còn sống, nhiều lần Bành Bảo đề nghị Trần Vũ đứng tên đồng tác giả vì ông góp nhiều vào đó, nhưng Trần Vũ nhất định không chịu, nói tôi là đạo diễn, còn tranh phần của anh làm gì.

Chị Phương cũng kể, sau khi được giải thưởng Nhà nước một phần nhờ vào chùm phim tài liệu làm cùng Bành Bảo, đạo diễn Bùi Đình Hạc đã trích một phần giá trị giải đến thắp hương cho bố chị. Xem ra những câu chuyện như thế ngày càng kiếm không ra trong giới văn nghệ.

3. Trong đơn kiến nghị gửi Hội đồng cấp Bộ, nhạc sĩ Trần Viết Bính (tác giả Hạt gạo làng ta) viết: “Biết tin Hội đồng cơ sở đề cử thêm 6 nhạc sĩ, giới nhạc sĩ buồn cười quá! Vì Hội đồng trước đây cứ khăng khăng mình không sai thì bây giờ với việc này coi như họ tự nhận sai, và đã sai thì phải sửa toàn bộ kết quả chứ đừng thấy ai kiện thì đề cử thêm vào. Cứ cái đà này thì còn phải đề cử dài dài đấy” (Vì sẽ có thêm người kiện).

Việc chấm kịch bản kiểu văn học cũng bị giới điện ảnh phản đối: “Người ta viết để làm phim chứ có phải để đăng đàn, khoe câu chữ đâu mà đưa cho bên Hội Nhà văn chấm”.

4. Xét danh hiệu NSND, NSƯT lần nào cũng có khiếu kiện. Năm nay, đọc danh sách dằng dặc ứng viên, có lời phát biểu: “Họ là nghệ sĩ nhân dân mà nhân dân chúng tôi chẳng biết là ai”.

Nhớ lại trong đám tang một nghệ sĩ nổi tiếng ngày nào- ra đi khi mới ngoài 50 tuổi, điếu văn do người chồng vốn cũng là một nghệ sĩ nổi tiếng đọc, luôn gọi vợ “NSƯT. T khi còn sống, NSƯT. T được gia đình và bạn bè...” như thể nói về một người xa lạ. Giờ phút chị lâm chung, anh kể nhiều người khuyên nên đề nghị gấp để Nhà nước truy tặng NSND. Bạn bè phải can mãi, rằng danh hiệu đó “chẳng làm T giá trị hơn khi đã mất”.

Đám tang tác giả Chân dung nhà văn, con trai ông là Ngô Nhật Đăng lại kể: “Bố tôi trước lúc mất có dặn là trong đám tang- nơi ghi danh đừng đề “nhà thơ”, mà chỉ đề tên Xuân Sách”. Đám tang do gia đình đứng ra tổ chức, không phải Hội Nhà văn. Chưa bao giờ tôi thấy một cỗ quan tài kết hoa đẹp như vậy. Bên cạnh là một lẵng hoa cũng tuyệt đẹp, trên đó không ghi “vợ, con, cháu thương tiếc...” mà chỉ một dòng “Đau xót quá bố ơi!” khiến người dự xúc động tận đáy lòng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG