Vào Đảng để sống có trách nhiệm hơn

Vào Đảng để sống có trách nhiệm hơn
TP - Phó Tổng Giám đốc Cty Cavico Việt Nam, Trần Quốc Bảo và nhiều bạn trẻ cho rằng, vào Đảng để sống có trách nhiệm hơn.
Vào Đảng để sống có trách nhiệm hơn ảnh 1
Trần Quốc Bảo

Bảo được kết nạp Đảng năm 25 tuổi khi còn ở vị trí Phó phòng kế toán Cty. Anh là một trong 80 đảng viên trẻ ở Hà Nội sắp được tuyên dương nhân dịp 80 năm ngày thành lập Đảng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia tối 31 - 1.

“Phấn đấu đứng vào hàng ngũ Đảng trong trường đại học đã khó, ở nơi làm việc còn khó hơn. Lãnh đạo Cty cân nhắc, xét duyệt rất kỹ”, Trần Quốc Bảo chia sẻ.

Lãnh đạo ở tuổi 35, Phó Tổng Giám đốc Cavico cho rằng, trong mỗi Cty, đơn vị, vai trò chỉ đạo của Chi bộ Đảng rất xuyên suốt, rõ ràng. “Vào  Đảng tôi thấy sống, làm việc có trách nhiệm hơn” - Anh chia sẻ.

Dự định của Trần Quốc Bảo là cùng ban giám đốc lãnh đạo Cavico, tăng doanh thu, nâng mức thu nhập của 3.500 thành viên.

“Bất cứ thanh niên nào cũng luôn ý thức phấn đấu trong công việc. Đảng viên cũng thế, không có cách nào khác ngoài sự phấn đấu chuyên môn, rèn luyện tác phong, đạo đức” - Anh khẳng định. Quan điểm đó được thể hiện trong công việc hàng ngày của anh.

Một trong những đảng viên ít tuổi nhất ở Hà Nội được tuyên dương dịp này là Mai Thị Anh Đào (sinh năm 1989, sinh viên khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế, ĐH Ngoại thương).

Vào Đảng để sống có trách nhiệm hơn ảnh 2
Mai Thị Anh Đào

Đào được kết nạp Đảng khi tròn 18 tuổi. Khi đó, Đào còn là học sinh của trường PTTH Ba Đình, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Đào cho biết, tiêu chuẩn để được kết nạp Đảng khi đó là đỗ ít nhất giải ba tại cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thi đỗ đại học điểm cao, hoạt động Đoàn năng nổ, ngoài ra phải được sự nhất trí cao của bạn bè, thầy cô…

Cả khóa học năm đó, chỉ 2 người vinh dự đứng dưới cờ Đảng đọc lời tuyên thệ.

Đào cho rằng, là sinh viên kết quả học tập rất quan trọng, vì thế hai năm liền điểm tổng kết của Đào luôn trên tám phẩy. Hiện Đào là lớp trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Đoàn trường.

Cầm trịch trong các hoạt động khá sôi nổi như Mùa hè xanh, Hiến máu nhân đạo, những chương trình tình nguyện gần ở Hà Nội hay về với người dân nghèo Hà Tĩnh. Cô là điều phối viên 70 tình nguyện viên tháp tùng quan chức cấp cao trong suốt 20 ngày trước và sau đại hội Đại hội Thể thao trong nhà châu Á năm 2009.

Xuất thân từ vùng đất chiếu cói Nga Sơn, Đào tập trung nghiên cứu khoa học với những đề án như Phát triển làng nghề thủ công truyền thống chiếu cói Nga Sơn từ khi là sinh viên năm thứ hai.

Đào đưa ra ý tưởng thành lập Cty, tìm đầu ra cho sản phẩm chiếu cói ở trong và ngoài nước. Hiện Đào có cửa hàng chiếu cói tại Hà Nội.

* Mai Thị Anh Đào là đại biểu Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ nhất năm 2009 được T.Ư Đoàn tặng bằng khen năm học 2008 – 2009.

* Trần Quốc Bảo được T.Ư Đoàn tặng Bằng khen các năm 2004, 2005, 2007, 2008.  

 
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

TP - Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.
Những ngôi mộ gió đầu tiên trên đảo là mộ của cai đội Phạm Quang Ảnh cùng với 24 lính của hải đội Hoàng Sa. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

TP - Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.
Người dân mua bán hàng hóa tại chợ nổi Cái Răng Ảnh: Hòa Hội

Chìm dần chợ nổi miền Tây - bài cuối: Bảo tồn văn hóa chợ nổi, hành động ngay

TP - Chợ nổi - một nét điển hình của văn hóa, cuộc sống sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng nay dần chìm, khi đường sông không cạnh tranh được với đường bộ, chợ nổi không cạnh tranh được với các loại chợ trên bờ, trung tâm thương mại, siêu thị. Chợ nổi “chìm dần”, nét văn hoá, cái hồn của miền sông nước cũng mất, điều này đã diễn ra trên thực tế, muốn bảo tồn cần sự vào cuộc của chính quyền.
Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

TPO - Hơn 30 năm qua, những cánh rừng tự nhiên dọc dãy núi Trường Sơn ở Hà Tĩnh in đậm dấu chân của các nhà khoa học, chuyên gia tìm kiếm loài sao la, một trong những loài thú hiếm nhất thế giới, được mệnh danh là kỳ lân châu Á.