Giải thưởng cao nhất LH ảo thuật toàn quốc : 2 triệu đồng

Giải thưởng cao nhất LH ảo thuật toàn quốc : 2 triệu đồng
TP- Đây là cuộc chơi đầu tiên của giới ảo thuật gia cả nước, xã hội hóa toàn bộ, từ người tham dự, nhà tổ chức đến kinh phí. Tại lễ bế mạc liên hoan tối qua, phần thưởng cho ba giải cao nhất chỉ có ... 2 triệu đồng/giải.
Giải thưởng cao nhất LH ảo thuật toàn quốc : 2 triệu đồng ảnh 1
Tiết mục cắt người làm 3 khúc trong liên hoan

4 đêm người bay, cắt thân người làm ba, biến không thành có, cũng nhiều “tai nạn nghề nghiệp”, nhiều ngón trò bị hở sườn nhưng trên hết là niềm đam mê của các “David Copperfiel Việt Nam” và niềm vui từ khán giả.

Đam mê và niềm vui ấy nếu đem so với giải thưởng cao nhất 2 triệu đồng mà họ nhận tại buổi bế mạc tối qua (17/5) thì thật là phung phí!

Diễn ra từ 13 - 17/5 tại Hà Nội với 50 nghệ sĩ ảo thuật thuộc 20 câu lạc bộ, đoàn nghệ thuật tham gia. Phần lớn nghệ sĩ tham gia Liên hoan đến từ các gánh xiếc tư nhân và có thể chỉ là 1 - 2 người hoạt động tự do. Người dân rất yêu thích ảo thuật nhưng các “David Copperfiel Việt” vẫn chưa để lại ấn tượng gì nhiều.

Có thể giải thích thực tế này bằng nhiều lý do, chẳng hạn “để mua chất phốt-pho với liều lượng đủ cháy trong không khí mà không cháy trên da người ở VN cũng đã khó rồi... Làm ra chim ra thỏ trên sân khấu nhưng ở nhà chúng tôi ăn cơm với rau” (nghệ sỹ Minh Tuấn - Đoàn nghệ thuật Quảng Trị).

Tại nhiều địa phương, ảo thuật là “gia vị” trong một chương trình tạp kỹ mà thiếu nó người ta vẫn “dùng tiệc”. Và vì tính manh mún nhỏ bé của những tiết mục, vẫn không ít ánh nhìn của người xem hướng về ảo thuật gia như đang xem một gánh “Sơn Đông mãi võ”.

Ngay tại Liên hoan này, phổ biến nhất là những trò khéo - biến không thành có, hô gió ra chim, bắt chim ra vịt. Thi thoảng một nhà ảo thuật lại làm sổng bồ câu, ngan ra sân khấu, hoặc khán giả nhìn thấy người chui từ hộp xuống sàn diễn rồi chạy ù vào phông sân khấu trong màn tàng hình. “Giật gân” nhất chính là trò người bay, cắt người làm ba khúc, và tiết mục này trùng lặp nhau rất nhiều. Tất cả dường như chỉ có thế. Vì sao?

Các ảo thuật gia nội đều khẳng định, trình độ của những người “biến không thành có” ở VN không thua ai, họ biết tới 85% trò của thế giới, nhưng nghệ sỹ VN lại thiếu kinh phí.

Liên hoan ảo thuật xiếc toàn quốc lần thứ nhất do Liên chi hội xiếc VN (thuộc Hội Nghệ sỹ Sân khấu VN) khởi xướng nhằm đi những bước đầu tiên để đưa ảo thuật VN phát triển lên một tầm cao, hội nhập với ảo thuật thế giới, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Liên hoan không có ngân sách của Nhà nước, chỉ có tài trợ của một số doanh nghiệp.

Danh sách các Mạnh Thường Quân khá dài, thậm chí với 100 triệu đồng đã được gọi là nhà tài trợ kim cương. Số tiền không hiểu đã được chi dùng như thế nào, để rồi rốt cục ba giải cao nhất của Liên hoan chỉ nhận 2 triệu đồng/giải.

Huy chương Vàng: không có

Huy chương Bạc: nghệ sỹ Trần Định (CLB Xiếc - ảo thuật TPHCM), Minh Tâm (CLB Xiếc - ảo thuật TPHCM), Trần Ngọc Talo (Đoàn nghệ thuật tỉnh Bình Thuận)

Huy chương Đồng: Huỳnh Văn Nghiêm, Tuấn Phương, Lê Hữu Bình, Minh Tuấn

4 giải phụ: Toni Quang- giải cống hiến, Xuân Tuấn và Thu Sáu - giải phong cách, Trần Dũng - giải triển vọng, Minh Tuấn - giải khán giả yêu thích

MỚI - NÓNG
NSND Bành Bắc Hải qua đời
NSND Bành Bắc Hải qua đời
TPO - NSND Bành Bắc Hải qua đời lúc 4h15 sáng 5/4, sau nhiều năm chống chọi với bệnh ung thư. Ông được mệnh danh là "phù thủy âm thanh" trong làng điện ảnh, từng tham gia sản xuất phim "Đừng đốt", "Mùi cỏ cháy"...
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Biển người về Đền Hùng

Biển người về Đền Hùng

TPO - Ngày 6/4 (tức ngày 9/3 ÂL), dù buổi sáng trời mưa giông, sương mù dày đặc nhưng dòng người từ các tỉnh thành đã hành hương về Đền Hùng, TP. Việt Trì, tỉnh Phú thọ để dâng hương các Vua Hùng. Ban quản lý di tích lịch Đền Hùng ước tính, lượng khách hành hương có thể lên đến hàng triệu.
NSND Bành Bắc Hải qua đời

NSND Bành Bắc Hải qua đời

TPO - NSND Bành Bắc Hải qua đời lúc 4h15 sáng 5/4, sau nhiều năm chống chọi với bệnh ung thư. Ông được mệnh danh là "phù thủy âm thanh" trong làng điện ảnh, từng tham gia sản xuất phim "Đừng đốt", "Mùi cỏ cháy"...
Tiết lộ hậu trường phim 'Cánh đồng hoang' với kinh phí sản xuất chỉ 300.000 đồng

Tiết lộ hậu trường phim 'Cánh đồng hoang' với kinh phí sản xuất chỉ 300.000 đồng

TPO - Phim "Cánh đồng hoang" phát hành năm 1979, lấy bối cảnh Đồng Tháp Mười mùa nước nổi. Tác phẩm xoay quanh cuộc sống đơn sơ của gia đình du kích Nam Bộ là Ba Đô (NSND Lâm Tới) và Sáu Xoa - vợ của Ba Đô (Thuý An) cùng con trai nhỏ. Họ đóng vai trò giữ liên lạc cho quân giải phóng. Tối 5/4, các khách mời trong chương trình "Cine 7 - Ký ức phim Việt" chia sẻ chuyện hậu trường bộ phim. 
Hồ Hoài Anh trên ghế nóng The Voice 2019

Hồ Hoài Anh vượt qua trầy xước

TP - MV mới nhất của Hồ Hoài Anh mang tên Trầy xước, phát hành vào dịp sinh nhật lần thứ 45 của anh, với những câu như tự an ủi, động viên mình: “Mỉm cười gạt nước mắt đi mà sống/Sông còn chia mấy dòng… Muộn phiền đâu bám theo ta được mãi/Đâu thể đau đớn hoài/Bình minh rồi sẽ trở lại/Nhân sinh vô thường…”. Hồ Hoài Anh tự hát Trầy xước, tự đóng nhân vật trong MV, MV chỉ sử dụng hai màu đen, trắng. Điều đặc biệt, tác giả Trầy xước không khoá bình luận, sẵn sàng đón nhận cả chỉ trích lẫn ủng hộ.
Lễ rước Đức Thánh Trần vi hành tại Lễ hội Bạch Đằng

Lễ rước Đức Thánh Trần vi hành tại Lễ hội Bạch Đằng

TPO - Đoàn người dài hơn một km rước Đức Thánh Trần vi hành từ Khu di tích Quốc gia đặc biệt Bạch Đằng xung quanh thị xã Quảng Yên nhằm tưởng nhớ công lao của quân dân nhà Trần trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc ngay trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử.
Độc đáo ngôi miếu hình con tàu hướng ra biển ở Quảng Ngãi

Độc đáo ngôi miếu hình con tàu hướng ra biển ở Quảng Ngãi

TPO - Giữa những rặng phi lao ở một làng chài ven biển Quảng Ngãi, có một ngôi miếu nhỏ nhưng mang dáng hình đặc biệt, hình dáng một con tàu. Ngôi miếu ấy không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng của cư dân ven biển, mà còn là biểu tượng của niềm tin, của khát vọng bình yên giữa sóng gió trùng khơi.