Sửa làm sao?

Sửa làm sao?
TP - Hây! Nghề của ông hay nhỉ, uốn cây lấy tiền thiên hạ!

-Nông cạn quá! Giỏi thì ông uốn cây đi. Nó là cả một nghệ thuật nhân sinh đấy ông ơi. Đâu là trục hoành, đâu là trục tung, đâu là long thăng, hổ giáng, đâu là chiếu thủy, vọng nguyệt, đâu là phụ tử lai kinh, đâu là phu thê chi hảo…trùng điệp kiến thức cho một thú chơi, khơi khơi sao đặng? Hơ!...Lấy được cái danh nghệ nhân bon-sai đâu có dễ?

-Bái phục, bái phục! Đùa chơi tí thôi, nhưng thực sự thấy ông khổ quá! Mươi năm mới có được một cây thế thành hình. Vài chục năm mới có một cây cảnh có giá. Thăm thẳm quá ở giữa thời cơm áo gạo tiền cứ sôi sùng sục.

-Cảm ơn bạn hiền chia sẻ. Lợi ích mười năm trồng cây, nhưng trồng cây cảnh làm đẹp cho đời nên nó lâu hơn. Phải thế, không tuế tóa được.

-Ô-kê! Chỉ lo bạn hiền khổ và đầu tư chiều sâu khát vốn. Bây giờ người ta cũng uốn búp trên cành bằng công nghệ hiện đại, nhanh hoàn vốn và có nhiều lãi hơn!

-Gần cả đời với bon-sai cây cảnh, tớ chưa thấy ai đốt cháy giai đoạn được cả. Họ có bí quyết gì chăng?

-À, ý tớ là nhiều nghệ nhân đầu tư vào trẻ con-búp trên cành - ấy mà. Họ uốn thành sao, thành thần đồng, thành vĩ nhân nhí?

-Uốn bằng cách nào?

-Họ chọn những búp trên cành xinh xắn, gắn trang phục sao sia vào và luyện nhảy nhót tùm lum và gọi đó là ban nhạc nhí. Thêm một chút đánh bóng pi-a nữa là thành hiện tượng và thế là thu tiền.

-Nhẫn tâm! Nhẫn tâm quá! Cây uốn sai còn sửa được chứ cuộc đời người lỡ măng mọc quá pheo rồi thì sửa làm sao? Nghệ nhân kiểu đó thất nhân quá!

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sắp có 100.000 ha lúa chất lượng cao ở Kiên Giang
Sắp có 100.000 ha lúa chất lượng cao ở Kiên Giang
TPO - Tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu, đến năm 2025 triển khai Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt 100.000 ha, tăng lên gấp đôi đạt 200.000ha vào năm 2030.