Dân trí và quan trí

Dân trí và quan trí
TP - Lâu nay, chúng ta vẫn hô hào phải nâng cao dân trí, thậm chí đã có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được đưa ra nhằm mục đích nâng cao dân trí. Tuy nhiên, ít ai bàn đến việc phải nâng cao quan trí. Nhân chuyện Quốc hội sôi nổi bàn luận trách nhiệm của bộ trưởng này, đề cập việc bỏ phiếu tín nhiệm, có người đặt vấn đề đã đến lúc phải nâng cao cả quan trí.

Quy luật thông thường, dường như ở đất nước có dân trí cao, quan trí cao thì văn hóa ứng xử, cách nhìn nhận, đánh giá cũng khác với nước có dân trí thấp. Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama vừa từ chức, chỉ vì ông không thực hiện được lời hứa (di chuyển vị trí căn cứ không quân Futenma trên đảo Okinawa ra khỏi tỉnh Okinawa) khi nhậm chức. Nhiều nhà quan sát bình luận, hành động của Thủ tướng Yukio Hatoyama thể hiện đất nước này không chỉ dân trí cao, mà quan trí cũng cao.

Từ chuyện nước Nhật, để thấy rằng, khi đất nước đạt đến một trình độ nhất định, người ta không phải dùng đến những quy tắc lạnh lùng của pháp luật để buộc người này phải từ chức hay cách chức, mà bản thân những chính trị gia tự biết mình có nên ngồi ở vị trí đó nữa hay không.

Ở Việt Nam, năm 2002, Quốc hội đã thông qua Luật Hoạt động giám sát, trong đó quy định Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm (thực ra là bất tín nhiệm) với những người do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Khi bỏ phiếu tín nhiệm, nếu người bị bỏ phiếu không vượt qua được 50% số phiếu, sẽ bị miễn nhiệm.

Có thể nói, các nhà làm luật đã rất thực tế khi đưa quy định này vào luật, nhằm mục đích tối cao là giám sát hoạt động của quan chức. Trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay, quy định trên là rất cần thiết. Tuy nhiên, suốt 8 năm qua, chưa lần nào Quốc hội sử dụng đến quy định này, dù đúng thẩm quyền. Có phải các tư lệnh lĩnh vực 8 năm qua đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nên không cần vận đến luật?

Nhiều đại biểu Quốc hội thẳng thắn chỉ ra rằng, với quy định phải có ít nhất nhóm 20% đại biểu Quốc hội cùng đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm hoặc một ủy ban của Quốc hội đề nghị, khi ấy Quốc hội mới đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm, và mặt khác, hướng dẫn thực hiện quy định các đại biểu Quốc hội không được vận động để có tỷ lệ trên, việc bỏ phiếu tín nhiệm khó thực hiện.

Nâng cao dân trí và cả quan trí có lẽ không thể là việc một sớm một chiều, nên việc phải dùng các quy định lạnh lùng của pháp luật vẫn là biện pháp tối ưu. Nếu vậy, không còn cách nào khác, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội cần sớm sửa, để có thể thực thi. Chỉ có như vậy, cả dân trí và quan trí mới rộng đường phát triển.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Nhập tỉnh

Nhập tỉnh

TP - Nhìn vào lịch sử nước Việt dày đặc những cuộc di dân, dời đô, đổi quốc hiệu cho tới tách/nhập các đạo, lộ, phủ, châu, tổng, trấn, cho tới hương xã, thôn ốc... Phù hợp với đòi hỏi lịch sử của mỗi thời kỳ, đầy hợp lý và uyển chuyển, để có được một đất nước toàn vẹn như ngày nay.
Xếp hàng thời AI

Xếp hàng thời AI

TP - Hà Nội giữa ngày mưa phùn, gió rét căm căm, từng đoàn người bỏ việc đổ xô đi xếp hàng xin đổi giấy phép lái xe (GPLX).
Không học thêm cũng tốt đẹp...

Không học thêm cũng tốt đẹp...

TP - Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, đọc kỹ thấy có sự đổi mới về hai chữ “tiền” và “quyền”. Cụ thể, nếu thông tư cũ số 17/2012/TT-BGDĐT năm 2012 cho phép thu tiền đối với dạy thêm trong nhà trường, thì thông tư mới này “cấm” thu tiền đối với dạy thêm trong trường. Đồng thời thu hẹp “quyền” của giáo viên, đó là không được ra ngoài dạy thêm học sinh chính khóa của mình, cũng không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài trường.
Còn đó nỗi lo

Còn đó nỗi lo

TP - Năm nay, giáo viên từ vùng khó đến vùng thuận lợi có thể hưởng trọn vẹn một cái Tết không ngậm ngùi. Bởi những chính sách dành cho nhà giáo ngày càng đảm bảo giáo viên có thể sống được bằng nghề.
Trọng dụng người tài

Trọng dụng người tài

TP - Trong sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện nay, các quốc gia trên thế giới ngày càng cạnh tranh quyết liệt trong thu hút và trọng dụng nhân tài. Không một quốc gia nào trở nên hùng cường mà không thu hút và trọng dụng nhân tài.
Phân cực 2024

Phân cực 2024

TP - Chỉ còn 48 giờ nữa là năm 2024 chính thức khép lại. 2024 không phải là năm khó khăn nhất so với mấy năm gần đây, như sự khốc liệt giữa đại dịch, sự thảng thốt khi vừa mới bùng phát xung đột, chiến tranh... Thậm chí bức tranh mọi mặt toàn cầu có dấu hiệu sáng sủa hơn.
Gánh nặng sách giáo khoa

Gánh nặng sách giáo khoa

TP - Từ năm 2020, thị phần sách giáo khoa (SGK) tại Việt Nam không còn là chiếc bánh độc quyền của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Trước đó, hằng năm, các nhà xuất bản (NXB) đều nhìn NXB Giáo dục Việt Nam với con mắt thèm muốn bởi một thị trường xuất bản ổn định lên đến hàng chục triệu bản sách mỗi năm.
'Những năm 20 điên rồ'

'Những năm 20 điên rồ'

TP - “Người không thể hình dung ra một con ngựa phi nước đại trên một quả cà chua là một kẻ ngốc”, tác giả câu nói ấy là nhà văn, nhà phê bình người Pháp André Breton, người đầu tiên đưa ra tuyên ngôn về chủ nghĩa Siêu thực cách đây vừa tròn 100 năm.