Mặt cầu Thăng Long lại nát bươm

Mặt cầu lồi, lõm như đường làng
Mặt cầu lồi, lõm như đường làng
TPO – Chi 91 tỷ đồng sửa mặt cầu Thăng Long (Hà Nội), hơn một năm trôi qua, với hàng chục lần hàn, vá, nhưng đến nay, mặt cầu lại nát bươm (trở về trạng thái như chưa sửa chữa).

>Cầu Thăng Long và cầu Mai Lĩnh lún, nứt

>Cầu Thăng Long càng vá càng... thủng

Theo quan sát của phóng viên vào ngày 8-12, trên mặt cầu Thăng Long đã xuất hiện nhiều lớp nhựa bị vỡ xô đẩy dồn vào nhau, khiến mặt cầu lồi, lõm, biến dạng, nhấp nhô.

Ngoài ra ở cạnh nhịp cầu số 1, hướng trung tâm Hà Nội đi sân bay Nội Bài có một vết nứt rộng khoảng 10cm, dài gần 20m ở giữa cầu. Bên cạnh đó là vô số các vết nứt nhỏ kéo dài khắp mặt cầu này.

Anh Trần Văn Công, lái xe khách, tuyến Phú Thọ - Hà Nội nói: Từ ngày sửa chữa lại mặt cầu Thăng Long, chưa bao giờ tôi thấy mặt cầu bằng phẳng quá một tháng, cứ đến cầu là tôi phải nhắc hành khách đi xe ngồi bám chắc vào ghế xe kẻo ngã. Xe chạy trên cầu, hành khách ngồi ghế chất lượng cao mà cứ như ngồi trên lưng trâu vậy.

Tạo thành rãnh
Tạo thành rãnh.

Trao đổi với phóng viên, PGS - TS Nguyễn Văn Hùng - Ủy viên đoàn Chủ Tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam nói: Đầu tư 91 tỷ đồng đầu cho dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long hồi cuối năm 2009 là đắt.

Sự cố xây dựng thường xảy ra ở 1 trong 4 khâu: một là điều tra khảo sát, hai là thiết kế, ba là thi công, bốn là khai thác sử dụng gồm cả chế độ duy tu và bảo dưỡng. Vì vậy, khi đã xảy ra sự cố xây dựng việc khắc phục sửa chữa sẽ khó khăn. Để đảm bảo cho mặt cầu đáp ứng được huyết mạch giao thông chính Hà Nội – Nội Bài không hỏng phải nghiên cứu kỹ.

Cây cầu Thăng Long do người Liên Xô xây dựng, hãy nghiên cứu và đưa những vật liệu phù hợp để thi công đừng đổ “rượu mới vào bình cũ” như thế sẽ ổn và đỡ tốn kém, ông Hùng cho hay.

Lớp nhựa bị dồn lại chất thành đống
Lớp nhựa bị dồn lại chất thành đống. Ảnh: Minh Đức
Nhiều vết rạn nứt
Nhiều vết rạn nứt. Ảnh: Minh Đức

Tại buổi họp báo gần đây (ngày 2-12), ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết: Mặt cầu Thăng Long sử dụng công nghệ hoàn toàn mới, dải lớp bê tông nhựa lên bản mặt thép nên hoàn toàn khác với dải trên nền đất.

Ngoài ra, do cầu Thăng Long đã sử dụng hơn 30 năm rồi, theo kiểm tra của cơ quan chuyên môn bản mặt thép đã biến dạng nên lớp nhựa bê tông không dính bám, khi có gia tải thì dẫn đến lớp bê tông nhựa bám lốp xe. Bộ GTVT đã yêu cầu nhà thầu và đơn vị chuyển giao công nghệ phải xử lý triệt để.

Nghi ngờ về những dấu hiệu tiêu cực tại Dự án sửa chữa, Thứ trưởng Trường khẳng định: “Khi kiểm tra toàn diện cầu Thăng Long chưa phát hiện tiêu cực và vi phạm nên Bộ GTVT chưa truy trách nhiệm hay kỷ luật cán bộ nào của dự án, cũng chưa phát hiện sai phạm trong thi công.

Tuy nhiên, do sử dụng công nghệ, vật liệu mới nên bị hỏng hóc cũng phải chấp nhận. Bộ sẽ nghiên cứu đưa ra giải pháp để làm sao đỡ thiệt hại lớn nhất, đảm bảo chất lượng cầu Thăng Long trong những năm tiếp theo.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Ưu tiên đầu tư bảo tồn biển để giữ gìn cho mai sau
Ưu tiên đầu tư bảo tồn biển để giữ gìn cho mai sau
TPO - Hệ thống các khu bảo tồn biển đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học, cung cấp nguồn lợi hải sản, cung cấp các dịch vụ quan trọng để phát triển kinh tế biển và là “cơ sở hạ tầng” tự nhiên chống đỡ thiên tai và biến đổi khí hậu. Đây cũng là yếu tố quan trọng gắn với công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.