Không đưa người bán dâm đi 'phục hồi nhân phẩm'?

Không đưa người bán dâm đi 'phục hồi nhân phẩm'?
TP - Hôm qua, thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật xử lý vi phạm hành chính, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bắt buộc đưa người bán dâm vào trường giáo dưỡng như hiện nay là khắc nghiệt, không cần thiết.

> Phạt nặng để xã hội có trật tự, kỷ cương
> Phạt nặng để răn đe

ĐB Đặng Thuần Phong (Bến Tre) nói rằng việc đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh là hạn chế quyền tự do chứ không phải chữa bệnh. Tuy nhiên, ĐB Vũ Chí Thực (Quảng Ninh) cho rằng, nếu không quy định rõ vấn đề này thì ai xử lý tệ nạn mại dâm. ĐB Nguyễn Minh Kha (Cần Thơ) cho rằng, không đưa vào cơ sở chữa bệnh sẽ khó quản lý.

ĐB Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc) cho rằng, không ai bán dâm tại nhà, tại quê nên quản lý rất khó. Người ta đi địa phương khác hành nghề, do vậy cần đưa họ vào cơ sở chữa bệnh. ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đề xuất, phải bắt buộc khám chữa bệnh, rồi đào tạo nghề, tạo cơ chế cho họ có việc làm, quay lại với xã hội.

Theo tờ trình của Chính phủ, có hai loại ý kiến về vấn đề không quy định đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, cần tiếp tục duy trì biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm để đảm bảo hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn mại dâm hiện nay.

Ý kiến khác đề nghị ngược lại vì 4 lý do chính: Thứ nhất, theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, biện pháp này được áp dụng đối với người bán dâm có tính chất thường xuyên, thực chất là xử lý về nhân thân, chứ không phải là bắt buộc chữa bệnh đối với người bán dâm mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nói cách khác, đưa họ vào cơ sở chữa bệnh vì hành vi vi phạm của họ, chứ không phải vì bị bệnh.

Thứ hai, mục đích của việc áp dụng biện pháp này đối với người bán dâm là cách ly họ khỏi cộng đồng, buộc họ chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề, song về bản chất vẫn hạn chế quyền tự do của công dân.

Thứ ba, đối tượng bị áp dụng biện pháp này bao gồm người bán dâm từ đủ 16 tuổi trở lên, tức là cả người chưa thành niên (dưới 18 tuổi). Đối với đối tượng này, Công ước quốc tế về quyền trẻ em và các nghị định thư liên quan không coi là đối tượng vi phạm pháp luật mà coi là nhóm đối tượng bị tổn thương, cần có sự bảo vệ của xã hội và được đối xử như nạn nhân.

Thứ tư, thực tiễn cho thấy mại dâm là vấn đề xã hội, cần được giải quyết chủ yếu bằng các giải pháp kinh tế - xã hội như phát triển việc làm, dạy nghề thì mới đạt hiệu quả thực sự. Người bán dâm không bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, song vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Đồng thời, để hạn chế việc lây truyền bệnh từ người bán dâm ra cộng đồng, dự thảo luật quy định thêm hình thức xử phạt bổ sung buộc chữa bệnh đối với người bán dâm mắc bệnh.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
TPO - Diễn biến khí tượng thực tế tại miền Bắc, Thủ đô Hà Nội trong ít ngày qua duy trì ở ngưỡng nhiệt trung bình cao trên 30 độ C, cảm nhận thực tế nóng oi vào nhiều thời điểm trong ngày. Bộ phận không khí lạnh đang di chuyển về phía Nam dự báo sẽ ảnh hưởng tới khu vực trong dịp đầu tuần (18/11), biến động hạ nhiệt có thể sẽ kéo dài ít ngày.