> Bay dịp sáng sớm, đêm khuya được hạ giá vé
PGS.TS Nguyễn An Lương, Chủ tịch Hội An toàn Vệ sinh Lao động Việt Nam trao đổi với Tiền Phong xung quanh vấn đề này.
PGS.TS Nguyễn An Lương. Ảnh: M.H. |
Ông đánh giá thế nào về chủ trương này?
Người lao động đã phải làm việc vất vả quanh năm suốt tháng nên ngày nghỉ Tết hết sức có ý nghĩa với họ. Với những người làm xa nhà, từ Bắc vào Nam, hoặc ngược lại, nếu chỉ có 4 ngày nghỉ như hiện nay thì có khi đi đường là hết. Nghỉ 4 ngày xong đi làm trở lại một hai ngày, rồi lại nghỉ ngày chủ nhật. Như thế sẽ rất vất vả cho người lao động, và có thể dẫn tới việc hoặc có đi làm trở lại cũng khó hiệu quả, hoặc người lao động sẽ bỏ việc để nghỉ thông tuần.
Tại sao lại thêm 1 ngày chứ không phải nhiều hơn? So với các nước khác, ta tăng thêm một ngày nghỉ như vậy có phù hợp hay không?
Mỗi nước đều quy định lao động có một số ngày nghỉ nhất định. Đến nay, người lao động ở nước ta đã có 9 ngày nghỉ lễ trong một năm, nay nếu thêm 1 ngày nghỉ Tết Âm lịch thì tổng cộng là 10 ngày.
Vấn đề là, phải phân biệt rõ giữa ngày được nghỉ theo quy định và trách nhiệm trong những ngày làm việc. Tránh tình trạng cán bộ công chức hiện nay không làm việc đủ 8 giờ/ngày. Ngày nghỉ là chính đáng, nhưng quy định về giờ làm việc thì lao động phải làm cho hết, làm cho đến nơi đến chốn, làm chất lượng và năng suất. Đằng này lại lẫn lộn, hết kỳ nghỉ Tết lao động vẫn bỏ đi chơi, đi lễ hội.
Về vấn đề thời gian nghỉ sinh đối với phụ nữ, theo ông cần điều chỉnh như thế nào?
Nước ta từng có quy định thời gian nghỉ thai sản là 6 tháng vào những năm 90, sau đó mới sửa lại thành 4 tháng.
Trong dự thảo mới, đề xuất 2 phương án: một là nghỉ 4 tháng, hai là nghỉ từ 4 - 6 tháng tùy từng đối tượng và công việc. Quan điểm của tôi là cho nghỉ 6 tháng. Trong 6 tháng đầu sữa mẹ có đủ kháng thể cho con, trẻ được bú đầy đủ trong 6 tháng sẽ có sức đề kháng chống lại bệnh tật. Sức khỏe của bé về lâu dài sẽ tốt hơn nhiều. Sau 6 tháng cơ thể người mẹ cũng đã ổn định để bắt tay lao động trở lại.
Cảm ơn ông.
Mỹ Hằng (thực hiện)