Tập trung tạo việc làm cho thanh niên

Tạo việc làm cho thanh niên là ưu tiên số một trong thời gian tới Ảnh: Phong Cầm
Tạo việc làm cho thanh niên là ưu tiên số một trong thời gian tới Ảnh: Phong Cầm
TP - “Có ba vấn đề cần phải tập trung giải quyết trong nhiệm kỳ tới, trong đó quan trọng nhất là phải tập trung ưu tiên tạo việc làm cho thanh niên” -- Tân Bộ trưởng LĐ - TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định như vậy khi trả lời phỏng vấn Tiền Phong.

> Giá điện đang giúp cho người giàu
> TNXP được ưu tiên vay vốn

Tạo việc làm cho thanh niên là ưu tiên số một trong thời gian tới Ảnh: Phong Cầm
Tạo việc làm cho thanh niên là ưu tiên số một trong thời gian tới. Ảnh: Phong Cầm.
 

Tạo việc làm là ưu tiên số một

Thưa Bộ trưởng, bà sẽ ưu tiên những việc gì trong nhiệm kỳ tới?

Theo tôi quan trọng nhất và ưu tiên nhất là vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động. Vấn đề thứ hai là việc thực hiện chính sách với người có công và vấn đề thứ ba là công tác an sinh xã hội. Về việc làm, phải tập trung mọi biện pháp để tạo việc làm cho thanh niên ở cả thành thị và nông thôn.

Thực tế, việc làm cho thanh niên nông thôn hiện nay rất bức xúc. Bản thân lao động ở nông thôn vốn đã thiếu việc làm, quá trình đô thị hóa bị mất đất, họ càng thiếu việc làm hơn. Vì thế, vấn đề việc làm luôn là nỗi lo của các gia đình.

Về chính sách với người có công, sau chiến tranh, chúng ta quan tâm nhiều đến thân nhân gia đình liệt sỹ, bộ đội tham gia đóng góp cho chiến trường. Gần đây, là chính sách với thanh niên xung phong. Nhưng theo tôi, các chính sách như thế là chưa đủ. Khi đất nước có điều kiện, vấn đề chăm sóc người có công cần phải tiếp tục được nghiên cứu để hoàn thiện hơn nữa.

Về an sinh xã hội, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã xảy ra tình trạng chênh lệch giàu nghèo. Bộ phận thiệt thòi nhất trong xã hội vẫn là người dân ở vùng sâu - xa và vùng nông thôn. Để làm tốt việc này, không phải chỉ có trách nhiệm riêng của Bộ LĐ-TB&XH mà cần phải có sự chung tay của toàn xã hội, của Chính phủ và các bộ ngành liên quan.

Vậy theo bà, thời gian tới cần có giải pháp gì để chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng việc làm cho thanh niên?

Theo tôi, để nâng cao chất lượng việc làm và tạo ra nhiều việc làm mới cho thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn, bản thân các trường dạy nghề phải tập trung đào tạo các nghề xã hội đang cần. Mặc dù Chính phủ đã tạo điều kiện rất tốt về vốn để hỗ trợ các trung tâm dạy nghề nhưng hiệu quả đạt được chưa như mong muốn.

Thực tế, học sinh đang dồn sức thi vào đại học mà không đi học nghề. Vì thế, để phân định đối tượng, chúng ta cần đẩy mạnh đào tạo các nghề phù hợp với tuổi trẻ mà khi học xong họ có thể làm việc được ngay. Bộ LĐ-TB&XH mong muốn có sự phối kết hợp với T.Ư Đoàn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ... để giải quyết vấn đề này…

Tân Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền
Tân Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền.

Lương tối thiểu chưa phù hợp

Hiện, tỷ lệ thanh niên chưa có việc làm rất cao, đặc biệt là thanh niên ở các huyện nghèo. Theo bà, ngoài các chính sách hiện hành, thời gian tới Bộ LĐ-TB&XH có nên xây dựng một đề án riêng để tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên?

"Hơn lúc nào hết, việc nâng lương tối thiểu lúc này là rất cần thiết vì đời sống người lao động của chúng ta hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Tôi chưa dám hứa gì vì mới nhận cương vị Bộ trưởng, nhưng trong tương lai, tôi đảm bảo rằng, lương tối thiểu cần phải được tính toán để làm sao người lao động đủ sống và có thể nuôi thêm được một người" - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền.

Tôi nghĩ rằng, tạo việc làm cho thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn là rất cần thiết. Có hai cách để tạo việc làm cho thanh niên nông thôn.

Cách thứ nhất phải xem vùng nào đó có thể phát triển được ngành nghề gì. Có thể chúng ta chưa có định hướng, chưa có đầu tư nên chưa phát huy được hiệu quả. Nên tới đây, chúng ta phải đưa ra định hướng và có đầu tư nhất định để tạo việc làm thật nhiều cho thanh niên.

Thứ hai là chính sách đưa người đi lao động ở nước ngoài cũng phải ưu tiên cho thanh niên nông thôn theo một cơ chế đặc thù. Khi có cơ chế và các chế độ chính sách đặc thù thì chắc chắn sẽ thu hút ngày càng nhiều thanh niên nông thôn ra nước ngoài làm việc. Vừa giải quyết được việc làm vừa mang thu nhập về cho gia đình.

Tình trạng công nhân đình công đang có xu hướng gia tăng. Theo bà, để giải quyết tình trạng này, việc điều chỉnh lương tối thiểu sắp tới sẽ thế nào để người lao động sống được bằng lương?

Tôi nghĩ rằng, mức lương tối thiểu hiện tại chưa phù hợp, vì không đảm bảo được mức sống tối thiểu của lao động. Tôi được biết, Bộ LĐ-TB&XH đang tiếp tục đề xuất nâng mức lương tối thiểu cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp. Hơn lúc nào hết, việc nâng lương tối thiểu lúc này là rất cần thiết vì đời sống người lao động của chúng ta hiện đang gặp rất nhiều khó khăn.

Tôi chưa dám hứa gì vì mới nhận cương vị Bộ trưởng, nhưng trong tương lai, tôi đảm bảo rằng, lương tối thiểu cần phải được tính toán để làm sao người lao động đủ sống và có thể nuôi thêm được một người.

Cảm ơn Bộ trưởng.

Phong Cầm

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
TPO - Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC - mã chứng khoán: BCM) vừa duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ năm nay với tổng giá trị tối đa theo mệnh giá là 1.080 tỷ đồng nhằm cơ cấu lại nợ, tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu là 19 thửa đất tại Bình Dương. 
Đằng sau hợp tác không gian Mỹ-Nga-Trung
Đằng sau hợp tác không gian Mỹ-Nga-Trung
TP - Hợp tác không gian Mỹ-Trung và Nga-Trung đang được đẩy mạnh vì các chiến lược, chương trình không gian của 3 nước có nhiều điểm chung và giúp tăng cường quan hệ song phương về tổng thể trong bối cảnh địa chính trị, cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt.