Nhà nước cần có tàu bảo vệ ngư dân

Nhà nước cần có tàu bảo vệ ngư dân
TP - Bên hành lang Quốc hội, nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề biển Đông.

Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm:

Nhà nước cần có tàu bảo vệ ngư dân

ASEAN-TQ thông qua Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC
> Thêm tàu lớn, máy bay cho cảnh sát biển

Ông Nguyễn Mạnh Cầm nói: Quan điểm của chúng ta luôn giải quyết vấn đề một cách hòa bình nhưng rõ ràng, dựa trên 2 cơ sở: Luật pháp quốc tế và Công ước quốc tế về luật biển 1982 của LHQ. Phải làm rõ cho thế giới biết chủ quyền của chúng ta đã xác định từ lâu. Tôi tin lập trường của VN sẽ được ủng hộ.

Thông tin về việc Trung Quốc mang dàn khoan lớn nhất của họ ra đặt ở vùng biển Trường Sa có phải là hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam? Cách xử lý của chúng ta như thế nào?

Thông tin này trước tháng 7 họ đã đưa ra, bây giờ chững lại nhưng không biết tới đây thế nào. Tất nhiên chúng ta phải kiên quyết bảo vệ, đấu tranh với Trung Quốc nhưng không gây căng thẳng, phức tạp. Vì vấn đề này còn liên quan một số nước khác nữa. Gần đây, chúng ta đã trao đổi để bạn bè thấy rõ vấn đề, ủng hộ ta.

Trung Quốc muốn thỏa thuận song phương để giải quyết vấn đề biển Đông. Chúng ta nên xử lý thế nào?

Lập trường của ta rất rõ, về Hoàng Sa, chỉ có Trung Quốc và ta, các nước khác không liên quan. Đó là chủ quyền của ta bị Trung Quốc xâm phạm. Hoàng Sa có thể giải quyết 2 bên được. Còn Trường Sa thì liên quan đến nhiều bên, ít nhất là 6 bên đồng thời liên quan. Vấn đề đường chữ U, đường 9 đoạn, chiếm gần 80% biển Đông thì liên quan đến nhiều nước khác vì liên quan hàng hải, không thể giải quyết song phương.

Việc Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh, dư luận quốc tế thời gian qua đa phần ủng hộ Việt Nam và phê phán Trung Quốc. Theo ông, các bước đi tiếp theo của chúng ta là gì?

Phải làm cho thế giới thấy rõ hơn, vì không phải nước nào cũng quan tâm và biết rõ vấn đề này.

Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, cơ bản nhất là làm sao ngư dân phải bám được biển và mình tổ chức khai thác tài nguyên biển hợp lý. Nhưng hiện có nhiều khó khăn đối với ngư dân bám biển, phần vì Trung Quốc gây khó khăn, phần vì giá dầu tăng. Nhà nước cần có biện pháp như có tàu bảo vệ ngư dân, giúp họ chống lại việc bị bắt bớ, làm nhục khi đang khai thác trên chính vùng biển của mình.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
'Đãi cát tìm vàng' để thu thuế thương mại điện tử
'Đãi cát tìm vàng' để thu thuế thương mại điện tử
Mỗi kỳ kê khai, sàn thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp thông tin của hàng triệu giao dịch, hàng trăm nghìn cá nhân, tổ chức kinh doanh. Từ khối dữ liệu khổng lồ này, cán bộ thuế phải phân tích, đưa ra mã số thuế của cá nhân, doanh nghiệp, chuyển tới cục thuế địa phương tìm hiểu, kiểm tra, yêu cầu nộp thuế. Quá trình phân tích dữ liệu được ví như “đãi cát tìm vàng” để chống thất thu thuế TMĐT.