Mây phóng xạ chưa bay về phía Việt Nam

Mây phóng xạ chưa bay về phía Việt Nam
Theo tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, Bộ Khoa học - công nghệ Việt Nam: kết quả tính toán cập nhật cho thấy sau ngày 19-3, đám mây phóng xạ sẽ có xu hướng bay tiếp ra biển theo hướng đông nam (trong khoảng tọa độ từ 40 Nam 150 Tây tới 30 Nam 130 Tây).

Mây phóng xạ chưa bay về phía Việt Nam

Theo tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, Bộ Khoa học - công nghệ Việt Nam: kết quả tính toán cập nhật cho thấy sau ngày 19-3, đám mây phóng xạ sẽ có xu hướng bay tiếp ra biển theo hướng đông nam (trong khoảng tọa độ từ 40 Nam 150 Tây tới 30 Nam 130 Tây).

Ảnh minh họa - Internet
Ảnh minh họa - Internet.

Tới hết ngày 20-3, đám mây phóng xạ vẫn chưa bay về phía Việt Nam.

Ngoài ra, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Khoa học - công nghệ đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bộ tiến hành kiểm tra nhiễm xạ đối với công dân Việt Nam trở về từ Nhật và phối hợp với các bộ ngành liên quan chuẩn bị đối phó nếu bụi phóng xạ từ Nhật ảnh hưởng đến Việt Nam.

Ngày 18-3, tại Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và ứng phó sự cố bức xạ, bốn công dân (ba người sống ở Tokyo và một lưu học sinh ở Sendai) vừa trở về từ Nhật đã được kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ. Kết quả đo không phát hiện thấy đồng vị phóng xạ I-131 và Cs-137 trong cơ thể của những người được kiểm tra.

Nhằm nâng cao kiến thức cho người dân, tài liệu “Ứng phó sự cố hạt nhân” (Responding to a nuclear emergency) của Cơ quan An toàn hạt nhân và công nghiệp Nhật Bản đã được dịch sang tiếng Việt và đưa lên trang web của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (www.varans.vn) để người dân tham khảo.

Theo TTXVN - M.Q
Báo Tuổi trẻ

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG