Không có chuyện chi 94 ngàn tỷ đồng cho Đại lễ

Không có chuyện chi 94 ngàn tỷ đồng cho Đại lễ
TP - Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, sáng 2 - 11, trả lời báo giới xung quanh dư luận số tiền chi cho đại lễ 1.000 năm lên đến 94 ngàn tỷ đồng. Con số này ở đâu ra? Không có cơ sở, căn cứ nào để nói thế cả - ông Thảo cho biết.

 >> Chưa tính được tiền chi cho Đại lễ 1.000 năm

Không có chuyện chi 94 ngàn tỷ đồng cho Đại lễ ảnh 1

“Hoạt động Đại lễ có rất nhiều lĩnh vực, chi phí trực tiếp cho các hoạt động đó không chỉ riêng Hà Nội mà còn có các bộ, ngành và các địa phương khác. Bây giờ để xem chi phí trực tiếp đại lễ, Chính phủ, TP Hà Nội đang chỉ đạo các đơn vị làm công tác thanh quyết tóan. Với Chính phủ, Bộ Tài chính đang tập hợp và với Hà Nội thì Sở Tài chính đang làm việc này”- Ông Thảo nói.

Có thông tin, tổng chi phí tổ chức đại lễ lên đến 94 ngàn tỷ đồng, vậy dự trù ban đầu khoản chi đó là bao nhiêu?

Con số này ở đâu ra? Không có cơ sở, căn cứ nào để nói thế cả. Bởi vì bây giờ vẫn đang quyết toán thì không thể nói gì, cũng không thể nói con số đó là thấp hay cao được. Vì chưa có con số cụ thể để so sánh. Các chi phí của các bộ, cơ quan ra sao thì hiện nay Bộ Tài chính đang làm việc đó.

Riêng Lễ bế mạc do TP Hà Nội tổ chức, chi phí đó là bao nhiêu?

Không có chuyện chi 94 ngàn tỷ đồng cho Đại lễ ảnh 2

Cái đó cũng chưa thể nói. Bây giờ thành phố vẫn đang thanh quyết toán, đừng hỏi thêm về cái đó nữa. Tôi nói các bạn đừng hỏi kỹ về cái này vì những cái này là con số cụ thể, thì phải trên cơ sở tính toán, thanh quyết toán. Khi có con số cụ thể thì mới nói được.

Bộ trưởng VHTT&DL phát biểu với QH là đại lễ vừa qua Bộ đã tiết kiệm được rất nhiều khoản, còn thành phố ?

Có đại biểu Quốc hội cho rằng tổng đầu tư cho đại lễ, kể cả các công trình xây dựng cơ bản, bằng khoảng 10% GDP cả nước, ông nghĩ sao?

Đại biểu nào nói như thế? Có thể đại biểu cũng nghe như thế và tôi cho đó là những phát biểu cảm tính. 

Mục tiêu của đại lễ là phải vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và trang trọng. Chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia cũng như của thành phố là mọi hoạt động, chi tiêu đều hướng vào những gì thiết thực nhất, tiết kiệm nhất.

Cái gì cần thiết thì chúng ta làm, không cần thiết không làm và trong từng thứ chi phí đều được lập dự toán, cơ quan chức năng đồng ý thì mới triển khai.

Việc dừng xây cổng chào là một ví dụ. Trên cơ sở ý kiến nhân dân, công luận, thành phố đã cho dừng để tiết kiệm nguồn nhất định cho xã hội. Hay chủ trương ban đầu bắn pháo hoa tại 29 điểm và điểm Mỹ Đình, trước tình hình thực tế, thường trực Thành ủy Hà Nội đã quyết định chỉ bắn ở một nơi. Việc đó đã tiết kiệm được gần 5 tỷ đồng.

Bộ trưởng VHTT&DL nói có thể công khai chi phí đại lễ trong thời gian tới. TP Hà Nội có khẳng định sẽ công khai những chi tiêu đó không?

Thanh quyết toán thì phải bằng con số và được phê duyệt và phải theo quy định tài chính khi báo cáo về con số đó. Thành phố Hà Nội sẽ báo cáo chi phí đó với HĐND thành phố. Còn Chính phủ thì phải báo cáo Quốc hội. Hiện Hà Nội đang tổng hợp để báo cáo.

Nguyễn Tuấn ghi
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Thí sinh quan tâm tới bốn giá trị cốt lõi của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 Ảnh: DƯƠNG TRIỀU

Điều thí sinh quan tâm nhất

TP - Trong chuỗi chương trình tuyển sinh được tổ chức tại nhiều trường đại học, học viện danh tiếng, đông đảo nữ sinh viên quan tâm tới tiêu chí Hoa hậu Việt Nam 2024. Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 vẫn giữ nguyên quan điểm nói không với phẫu thuật thẩm mỹ, tôn vinh nhan sắc tự nhiên. Nhưng khác với những mùa thi trước, Hoa hậu Việt Nam 2024 đưa ra 4 tiêu chí rõ ràng: Sắc đẹp - Văn hóa - Trí tuệ - Cống hiến.
Giáng Son tự nhận bất hạnh

Giáng Son tự nhận bất hạnh

TPO - Ba tiếng âm nhạc của Giáng Son có lẽ cũng là một thử thách với khán giả. Khi diễn ra ở khuôn viên một khu đô thị mới cách trung tâm Hà Nội hơn 15 km nhưng giá vé không thua gì những chương trình lớn.
Ca khúc do Đông Thiên Đức sáng tác cho phim Đèn âm hồn gây sốt

Đằng sau ca khúc nhạc phim gây sốt

TP - Đông Thiên Đức là chủ nhân hàng loạt ca khúc ăn khách trên thị trường như ''Ai chung tình được mãi'', ''Ngày mai người ta lấy chồng'', ''Khóa ly biệt''… Mới đây, anh lại gây chú ý khi sáng tác ca khúc cho phim Đèn âm hồn của đạo diễn Hoàng Nam. Ca khúc ''Em mong anh về'' nhà đã leo thẳng lên vị trí số 1 của top 50 ca khúc có tính lan tỏa cao ở Việt Nam trên nền tảng Spotify.
Lễ hội cầu may dưới cây bông

Lễ hội cầu may dưới cây bông

TPO - Kin Chiêng Boọc Mạy - lễ hội hát múa ăn mừng dưới cây bông là nét đẹp văn hóa tinh thần độc đáo, lâu đời của cộng đồng người Thái ở huyện Như Thanh (Thanh Hóa) được tái hiện trong ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2025.
Nhà khoa học mang tâm hồn thi sĩ

Nhà khoa học mang tâm hồn thi sĩ

TPO - Ở xứ ta nhiều người làm thơ, có những người làm toán học, khoa học làm thơ, nhưng một Giáo sư, Viện sĩ (GSVS) yêu thơ, làm thơ, trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam có lẽ chỉ có GSVS Hoàng Quang Thuận, phải vậy chăng.
Diễn viên 'Đến hẹn lại lên' gặp lại nhau sau 50 năm

Diễn viên 'Đến hẹn lại lên' gặp lại nhau sau 50 năm

TPO - Trong một chương trình truyền hình, NSND Như Quỳnh và NSƯT Vũ Tự Lẫm ôn lại kỷ niệm thời đóng phim "Đến hẹn lại lên". "Từ lúc làm phim đến nay chúng tôi chưa có cơ hội gặp lại nhau. Rất hạnh phúc được gặp lại người yêu trong phim ngày nào", NSƯT Vũ Tự Lẫm nói.