Tuyên dương học sinh giỏi ở Bình Dương. Ảnh: Song Nguyễn. |
Ông Phương nói: “Hôm qua tôi hơi buồn vì có đại biểu chưa thấu hiểu thực trạng của giáo dục, không có sự chia sẻ và gần như phủ nhận hết nỗ lực của ngành giáo dục Bình Dương thời gian qua. Quan điểm của tôi là không chạy theo phong trào, phải chất lượng thực sự. Sau khi Bộ GD&ĐT phát động “phong trào 2 không”, Bình Dương tổ chức thực hiện rất tốt trong thi cử. Nếu việc tổ chức coi thi mà không chặt chẽ thì tỷ lệ này chắc chắn sẽ cao hơn.
Tôi đã nói trước các đại biểu là nếu ai có năng lực hơn, trình độ hơn… thì tôi sẵn sàng rời nhiệm để người đó đưa chất lượng giáo dục của tỉnh phát triển. Như thế thì từ chức cũng là một điều tốt.. |
Trong khi đó, các đại biểu gần như chỉ dựa trên con số thống kê thứ hạng của Bộ GD&ĐT để khẳng định là chất lượng giáo dục của Bình Dương bị tụt xuống. Muốn chất lượng giáo dục phát triển phải có thời gian, giải pháp, đầu tư…, chứ không chỉ thời gian ngắn mà thành công. Tuy nhiên, tôi khẳng định là chất lượng giáo dục ở Bình Dương đang từng bước được nâng lên. Cụ thể, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT từ khi tôi về nhậm chức đến nay đã 4 năm đều tăng theo từng năm từ 62%, 63,5%, 77,4% và 86,15%.
Sau buổi trả lời chất vấn và ba lần nhắc đến việc xin từ chức, ông có nghĩ mình hơi nóng?
Sau khi nghĩ lại thì đúng là tôi có hơi nóng. Tôi nghĩ, nếu mình không làm tốt thì nên để người khác làm. Tôi đã nói trước các đại biểu là nếu ai có năng lực hơn, trình độ hơn… thì tôi sẵn sàng rời nhiệm để người đó đưa chất lượng giáo dục của tỉnh phát triển. Như thế thì từ chức cũng là một điều tốt.
Nếu không có ai thay, lần sau tiếp tục bị chất vấn như vậy, ông có lặp lại việc xin từ chức?
Tôi vẫn trả lời thẳng thắn nhưng với cách khác.
Còn vấn đề vệ sinh kinh hoàng trong trường học mà các đại biểu chất vấn thì sao?
Vấn đề này tôi thường xuyên chỉ đạo và hiệu trưởng từng trường học cũng rất ý thức về vấn đề vệ sinh. Tuy nhiên, chỉ một số trường chứ không phải là tất cả các trường mất vệ sinh.
Thế vấn đề bạo lực học đường thì sao, thưa ông?
Tôi không muốn đặt nặng vấn đề bạo lực về mặt ngôn ngữ. Học sinh ảnh hưởng không chỉ từ nhà trường mà còn từ xã hội, gia đình, tâm lý và lan truyền qua internet… Sau khi một số vụ việc xảy ra ở Hà Nội thì Bình Dương cũng xảy ra một trường hợp tương tự. Tôi đã chỉ đạo các trường phải thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường để kịp thời điều chỉnh hành vi của các em.