Thanh Hóa: Cần xác định nơi diễn ra Hội thề Lũng Nhai

Thanh Hóa: Cần xác định nơi diễn ra Hội thề Lũng Nhai
TP - Đến nay vị trí diễn ra Hội thề Lũng Nhai tại Thanh Hóa vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
Thanh Hóa: Cần xác định nơi diễn ra Hội thề Lũng Nhai ảnh 1

Bãi đá được nhiều người dân cho rằng là khu mộ chôn cất nghĩa quân Lam Sơn. Ảnh: Hoàng Lam

Văn bản số 07/TB-UBND ngày 16/1/2009, thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Ninh tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Thường Xuân, có ghi giao cho Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND Huyện Thường Xuân lập quy hoạch chi tiết khu Hội thề Lũng Nhai, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

Tại xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, nhân dân trong vùng nhặt được, lưu giữ rất nhiều hiện vật cổ như kiếm, chuôi kiếm, dao, tiền cổ, ống trúc thư bằng gỗ. Chính quyền địa phương đã yêu cầu các hộ dân lưu giữ hiện vật viết cam kết không bán, không đưa các hiện vật ra khỏi địa phương.

Thanh Hóa: Cần xác định nơi diễn ra Hội thề Lũng Nhai ảnh 2
Nhiều hiện vật đang được lưu giữ tại các hộ dân ở xã Ngọc Phụng

Ngoài ra, tại nơi này đang tồn tại một bãi đá với nhiều tấm đá vuông vức như các tấm bia trồng san sát nhau. Nhiều người địa phương cho rằng đây là khu vực từng chôn cất nhiều nghĩa quân Lam Sơn; khu vực đồi Bái Chanh được nhân dân coi là nơi diễn ra Hội thề Lũng Nhai trong lịch sử.

Tuy nhiên, trong bài “Hội thề Lũng Nhai diễn ra ở đâu?” của tác giả Phạm Tấn, ban quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa, đăng trên Tiền Phong ngày 31/5/2008 lại cho rằng, nơi diễn ra Hội thề Lũng Nhai không phải ở xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân.

Ông Lê Xuân Đấu - Chủ tịch UBND xã Ngọc Phụng, nói: “Chính quyền địa phương và nhân dân mong muốn ngành chức năng của tỉnh Thanh Hóa và các nhà nghiên cứu khoa học sớm tiến hành khảo sát thực địa, hội thảo khoa học để xác định vị trí chính xác nơi diễn ra Hội thề Lũng Nhai”.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

TP - Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.
Những ngôi mộ gió đầu tiên trên đảo là mộ của cai đội Phạm Quang Ảnh cùng với 24 lính của hải đội Hoàng Sa. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

TP - Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.
Người dân mua bán hàng hóa tại chợ nổi Cái Răng Ảnh: Hòa Hội

Chìm dần chợ nổi miền Tây - bài cuối: Bảo tồn văn hóa chợ nổi, hành động ngay

TP - Chợ nổi - một nét điển hình của văn hóa, cuộc sống sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng nay dần chìm, khi đường sông không cạnh tranh được với đường bộ, chợ nổi không cạnh tranh được với các loại chợ trên bờ, trung tâm thương mại, siêu thị. Chợ nổi “chìm dần”, nét văn hoá, cái hồn của miền sông nước cũng mất, điều này đã diễn ra trên thực tế, muốn bảo tồn cần sự vào cuộc của chính quyền.
Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

TPO - Hơn 30 năm qua, những cánh rừng tự nhiên dọc dãy núi Trường Sơn ở Hà Tĩnh in đậm dấu chân của các nhà khoa học, chuyên gia tìm kiếm loài sao la, một trong những loài thú hiếm nhất thế giới, được mệnh danh là kỳ lân châu Á.