Bỏ giải, chuyện chỉ có ở Việt Nam

Bỏ giải, chuyện chỉ có ở Việt Nam
TP - V-League 2013 chỉ còn 2 vòng đấu nữa là kết thúc, nhưng cho tới thời điểm này, chưa biết kết cục của mùa giải sẽ ra sao? Bởi dù được gọi là giải đấu chuyên nghiệp, nhưng V-League ngày càng bộc lộ rất nhiều khâu không chuyên nghiệp.

> Vụ XMXT Sài Gòn bỏ giải: Không tiêu cực vẫn bị trừ điểm?
> VPF huỷ toàn bộ kết quả thi đấu của XMXT Sài Gòn

Các ông chủ XMXT Sài Gòn đã gây náo loạn cho bóng đá Việt Nam với quyết định bỏ giải của mình. ảnh: VSI
Các ông chủ XMXT Sài Gòn đã gây náo loạn cho bóng đá Việt Nam với quyết định bỏ giải của mình. ảnh: VSI.

Còn 2 vòng đấu nữa V-League 2013 sẽ kết thúc nhưng dường như chẳng còn người hâm mộ bóng đá Việt Nam nào để tâm đến ai sẽ vô địch mà chỉ quan tâm sự cố bỏ giải của CLB XMXT Sài Gòn.

Khi XMXT Sài Gòn bỏ giải, TPHCM bỗng dưng mất một đội bóng, gần 20 cầu thủ trẻ sẽ phải đối mặt với tương lai mờ mịt. Rồi theo quy chế, toàn bộ kết quả các trận đấu liên quan đến XMXT Sài Gòn sẽ bị hủy, vì thế cuộc đua đến vô địch cũng thay đổi.

SLNA sau khi mất 6 điểm (thắng XMXT Sài Gòn 2 trận) xem như mất khả năng vô địch. V.Ninh Bình từ chỗ đã chắc chắn trụ hạng từ vòng 20 bây giờ phải gồng mình đá tiếp. Ngược lại, K.Kiên Giang từ chỗ chắc chắn rớt hạng lại có hy vọng sống thoát. Rồi giải Vua phá lưới như Samson bị trừ 3 bàn, còn 13 bàn như Công Vinh.

Đã có hơn một thập kỷ làm bóng đá chuyên nghiệp nhưng mọi thứ trong bóng đá Việt Nam vẫn rối rắm. Dường như chỉ có ở Việt Nam mới có chuyện các đội bóng thích thì chơi, không thích thì nghỉ. GĐĐH CLB SLNA Hồ Văn Chiêm gọi những gì đang diễn ra ở V-League là bát nháo như cái chợ. Nếu cứ làm thế này thì sẽ tạo ra những hệ lụy xấu, sau này có thêm đội bóng nào bỏ giải thì phải làm thế nào?

Một khi Xuân Thành bỏ bóng đá, ai dám chắc một số nhà tài trợ khác vốn cũng chẳng có ràng buộc gì với địa phương không hành động tương tự. Những nhà đầu tư còn lại đang đứng bên ngoài vốn đang chán bóng đá nội sẽ càng dị ứng hơn.

XMXT Sài Gòn là đội bóng không có tuyến trẻ, không có cơ sở vật chất riêng, cũng chẳng có bất cứ sự ràng buộc nào với địa phương, nhưng họ vẫn tồn tại. Sự xuất hiện của đội bóng này cách đây 3-4 năm từng được cảnh báo là sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho bóng đá Việt Nam. Phó CT VFF Lê Hùng Dũng, cựu chủ tịch LĐBĐ TPHCM, và hiện là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Chủ tịch VFF nhiệm kỳ 7 là người ủng hộ cho việc tồn tại các đội bóng “3 không” dạng như XMXT Sài Gòn.

Các nước có nhiều đội bóng nhưng hiện tượng tiêu cực ít khi xảy ra. Ở Việt Nam chỉ có 12 đội bóng nhưng các đội bóng cứ đòi bỏ giải nửa chừng. Rất nhiều CLB hiện nay nói thẳng là chưa đủ chuẩn để trở thành CLB chuyên nghiệp, nhưng vẫn được vội vã cấp chuẩn. Người Nhật đã có lúc cũng phải chấp nhận giải VĐQG của họ chỉ có 6 đội tham dự để đảm bảo tính chuyên nghiệp.

Trước mùa giải 2013, Cty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã mời chuyên gia Nhật Bản Kazuyoshi Tanabe sang tư vấn xây dựng V-League theo mô hình bóng đá hiện đại và chuyên nghiệp. Giờ đây, ông Tanabe đã cao chạy xa bay, nhưng trước cách XMXT Sài Gòn bỏ cuộc, có lẽ ông cũng bất lực.

Cách điều hành nghiệp dư của VFF, VPF, của BTC V-League, đội bóng thì hành xử thiếu chuyên nghiệp, trình độ bóng đá ngày càng đi xuống... Bóng đá Việt Nam như một cái chợ chiều.

V-League 2013 sẽ không thể về đích an toàn khi có ít nhất một đội bóng bỏ giải. Đây là hậu quả mà các nhà tổ chức, điều hành phải gánh chịu khi có phần ảo tưởng về sự chuyên nghiệp mà các CLB ở Việt Nam đang theo đuổi. Điều ấy nói cho cùng chỉ là sản phẩm của hơn chục năm mất phương hướng trong bóng đá Việt Nam.

V-League không có đội xuống hạng

LĐBĐVN (VFF) hôm qua ra thông báo, V-League 2013 sẽ không có đội xuống hạng sau khi XMXT Sài Gòn bỏ giải. VFF cho biết theo điều lệ giải, trong 12 đội đăng ký thi đấu chỉ có 1 đội xuống hạng. Do bỏ giải, XMXT Sài Gòn sẽ bị “đánh” xuống hạng 3. Vì vậy, 11 CLB còn lại đủ điều kiện tham gia mùa giải 2014.

VFF yêu cầu 11 đội bóng thi đấu trung thực, quyết tâm cao. Với việc đã chắc chắn trụ hạng, hai lượt trận cuối của V.League chắc chắn chỉ còn “nóng” ở cuộc đua của các đội tốp đầu.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
TP - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Hà Văn Siêu từng đánh giá Đà Nẵng là địa phương điển hình của đổi mới sáng tạo, luôn tìm cách để du khách trải nghiệm, thụ hưởng cảnh quan, đắm chìm trong các sự kiện, lễ hội nhiều nhất. Thành phố bước vào mùa mưa lạnh cuối năm với thời tiết nhiều bất lợi nhưng vẫn không “ngủ vùi trong chăn” mà liên tục tung ra sản phẩm, thổi luồng khí ấm cho du lịch Đà Nẵng.