Công Vinh 'du đấu' Nhật: Một mũi tên, trúng nhiều đích

Công Vinh 'du đấu' Nhật: Một mũi tên, trúng nhiều đích
Có thể gọi chuyến đi của Công Vinh sang Nhật Bản là một chuyến 'du đấu'. Bởi lẽ, với chỉ 5 tháng, ít có cầu thủ nào có thể bắt kịp và giữ được phong độ đỉnh cao. Đấy là chưa kể bóng đá Nhật Bản đi trước Việt Nam nhiều thập kỉ.

Công Vinh 'du đấu' Nhật: Một mũi tên, trúng nhiều đích

> Công Vinh hạnh phúc, nhưng vẫn sang Nhật

> Công Vinh: Sang Nhật để làm người tiên phong 

Có thể gọi chuyến đi của Công Vinh sang Nhật Bản là một chuyến 'du đấu'. Bởi lẽ, với chỉ 5 tháng, ít có cầu thủ nào có thể bắt kịp và giữ được phong độ đỉnh cao. Đấy là chưa kể bóng đá Nhật Bản đi trước Việt Nam nhiều thập kỉ.

Sang Nhật, tốt cho Công Vinh, lợi cho toàn cục
Sang Nhật, tốt cho Công Vinh, lợi cho toàn cục .
 

Nhưng 'mũi tên' Công Vinh được ví như bắn ra từ nỏ thần của An Dương Vương khi mà sự xuất hiện của anh ở đất nước mặt trời mọc sẽ mang lại nhiều thứ. Xa xôi đâu chẳng biết nhưng lợi đầu tiên cho chính CV khi được tham gia vào nền bóng đá hiện đại và tiến bộ nhất châu Á. Anh trở thành cầu thủ Việt Nam đầu tiên xuất ngoại 2 lần và được lĩnh hội những tinh hoa bóng đá khu vực và thế giới.

Điều này cũng khẳng định rằng, ở vị trí tiền đạo, CV là số 1, vượt qua cả các thế hệ thời Huỳnh Đức. Trong điều kiện hiện nay, việc một CLB Nhật Bản 'chấm' CV thì tầm mắt của họ không phải là 'phọt phẹt'.

Mặc dù bản hợp đồng cho mượn của SLNA không được tiết lộ về tài chính nhưng chắc mẩm, số tiền không phải là nhỏ. Nghe đâu, con số phía Consadole Sapporo sẽ trả cho SLNA chi phí mượn Công Vinh trong 5 tháng là 1 tỷ đồng. Hơn nữa, trong thời gian từ tháng 8/2013 đến hết năm 2014, Công Vinh không nhận lương ở SLNA. Tính sơ sơ, với thương vụ CV, SLNA lợi khoảng 2 tỷ đồng - khoản tiền đúng bằng chi phí để đưa Công Vinh về xứ Nghệ trong 2 năm (2013,2014). Tính ra, cho mượn CV trong 5 tháng, SLNA đã 'gỡ hòa' được số tiền đưa tiền đạo số 1 này về sử dụng trong 2 năm tiếp theo.

Tất nhiên, dư luận cả nước, đặc biệt là khu vực cận kề sân Vinh đang cho rằng số tiền cho mượn còn khủng hơn và nhiều điều khoản còn 'ăn dày' hơn cho SLNA.

Còn đội bóng xứ Nghệ sẽ vắng CV ở giai đoạn nước rút ư? Chuyện nhỏ. Mục tiêu là tranh chức vô địch chứ có nhất thiết phải vô địch đâu... Hơn nữa, ở hàng công, Hữu Thắng còn cả tá lựa chọn khác. Có thể cho 2 cầu thủ ngoại chạy xông xáo rồi tung nhiều cầu thủ trẻ đang khát khao vào thay thì đội khác cũng mệt lử.

Thành ra, CV vắng mặt lại là cơ hội cho nhiều cầu thủ khác thể hiện và tìm kiếm cơ hội lên tuyển.

Về tầm vĩ mô, CV sang Nhật lại là cơ hội để đặt dấu ấn cho bóng đá Việt Nam trong mắt nước bạn. Biết đâu, sau CV, nhiều CLB khác của Nhật sẽ để mắt tới thị trường bóng đá Việt Nam và cơ hội hợp tác sẽ đến. Và cũng biết đâu, nhiều CLB của Việt Nam sẽ sang Nhật tìm cầu thủ về phục vụ V-League?

HLV Arsenal - ông Wenger khi sang Việt Nam đã khuyên chúng ta nên học theo mô hình bóng đá Nhật Bản. Và trong khi liên đoàn bóng đá đang vỗ tay tán dương hoặc án binh bất động thì SLNA đã đi trước một bước: đưa CV sang học mà lại thu về biết bao lợi ích. Đúng là một mũi tên, trúng nhiều đích.

Theo Bình Nguyên
Công An Nghệ An

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Thanh niên Việt - Trung chia sẻ cơ hội, thách thức trong khởi nghiệp công nghệ, sáng tạo
Thanh niên Việt - Trung chia sẻ cơ hội, thách thức trong khởi nghiệp công nghệ, sáng tạo
TPO - Sáng 13/4, tại tọa đàm “Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc chia sẻ những cơ hội và thách thức trong khởi nghiệp công nghệ, sáng tạo”, đại biểu thanh niên hai nước đã lan tỏa ý tưởng hợp tác song phương trong khởi nghiệp. Qua đó, thúc đẩy tình hữu nghị sâu sắc, xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam và Trung Quốc năng động, bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, vững vàng tiên phong trong kỷ nguyên số.
Thanh niên Việt - Trung hiến kế nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn và tham gia xây dựng Đảng
Thanh niên Việt - Trung hiến kế nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn và tham gia xây dựng Đảng
TPO - Lấy đoàn viên làm trọng tâm là động lực và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chi đoàn là then chốt; đẩy mạnh sáng tạo, ứng dụng chuyển đổi số; thực hiện “Đoàn cơ sở 3 chủ động”... là những cách làm, mô hình được giới thiệu, đề xuất tại toạ đàm “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn và Đoàn tham gia xây dựng Đảng”.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. (Ảnh: Mofa)

Thượng đỉnh P4G: Thông điệp về quyết tâm chuyển đổi mô hình tăng trưởng

TPO - Việt Nam sẽ đón nhiều lãnh đạo cấp cao các nước và đối tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư. Thông qua sự kiện, Việt Nam mong muốn truyền tải đến cộng đồng quốc tế thông điệp về quyết tâm chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân năm 2024. Ảnh: TTXVN

Hiện thực hóa '6 hơn'

TP - Sau khi lãnh đạo hai nước Việt-Trung nhất trí tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược theo định hướng “6 hơn”, thực tế triển khai đã và đang tiến triển đúng hướng: tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác quốc phòng - an ninh thực chất hơn, hợp tác thực chất sâu sắc hơn, nền tảng xã hội vững chắc hơn, phối hợp đa phương chặt chẽ hơn và bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn.
Cảnh sắc vùng Trấn Biên nhìn từ trên cao

Cảnh sắc vùng Trấn Biên nhìn từ trên cao

TPO - Sáng 11/4, 36 khối của các lực lượng vũ trang đã tham gia buổi hợp luyện đầu tiên cùng với các phi đội để chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Từ buồng lái trực thăng, non nước vùng Trấn Biên (tên gọi trước của Đồng Nai) hiện ra rực rỡ trong ánh bình minh.
Thiêng liêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

TPO - Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, được các tộc họ trên đảo Lý Sơn tổ chức hằng năm nhằm tri ân, tưởng nhớ công lao của những binh phu Hoàng Sa năm xưa đã có công đo đạc, cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ hàng trăm năm trước.