Thanh tra hợp đồng của AVG

Những tranh cãi về bản quyền truyền hình khiến thanh tra Bộ VH-TT&DL phải vào cuộc Ảnh: VSI
Những tranh cãi về bản quyền truyền hình khiến thanh tra Bộ VH-TT&DL phải vào cuộc Ảnh: VSI
TP - Ngày 9-1, Bộ VH-TT&DL quyết định thành lập Đoàn thanh tra về việc ký Hợp đồng chuyển nhượng thương quyền đối với các giải bóng đá thuộc VFF từ năm 2011-2030 của VFF với Cty Cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên (TTAV).

> Cuộc chiến là cuộc chiến nào?!

Những tranh cãi về bản quyền truyền hình khiến thanh tra Bộ VH-TT&DL phải vào cuộc Ảnh: VSI
Những tranh cãi về bản quyền truyền hình khiến thanh tra Bộ VH-TT&DL phải vào cuộc.  Ảnh: VSI.

Quyết định được thông báo ngày hôm qua, theo đó Đoàn thanh tra bao gồm năm người, do ông Trần Quang Vinh, Trưởng phòng thanh tra thể thao làm trưởng đoàn. Tổng cục TDTT có một người tham gia đoàn là Trưởng phòng pháp chế Lê Thanh Liêm.

Trao đổi với Tiền Phong, Tổng cục trưởng Vương Bích Thắng xác nhận, Tổng cục TDTT đã tư vấn lên Bộ về việc thành lập đoàn thanh tra.

Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ VH-TT&DL Tô Văn Động cho biết: “Bộ VH-TT&DL ban đầu đã chỉ đạo Tổng cục TDTT làm việc với các bên để giải quyết vụ việc này. Tuy nhiên sau đó Tổng cục đã có ý kiến đề nghị Bộ. Quyết định thành lập đoàn thanh tra của Bộ dựa trên đề xuất của Tổng cục TDTT”.

Theo ông Tô Văn Động, trong thời hạn 15 ngày theo luật định, đoàn thanh tra sẽ xem xét lại hợp đồng giữa VFF và AVG có hợp pháp hay không. “Cả AVG, VPF và VFF vừa qua đều lên tiếng về bản hợp đồng trên. Nhưng ở thời điểm hiện tại, Bộ chưa thể nói ai đúng, ai sai được. Cần phải chờ kết luận thanh tra-ông Động cho biết-Trong thời gian chờ kết luận, các bên cần tôn trọng hợp đồng VFF đã ký với AVG”.

Cùng với quyết định thành lập đoàn thanh tra, hôm qua Bộ VH-TT&DL có công văn gửi VFF và Sở VH-TT&DL các địa phương có đội bóng tham dự giải hạng Nhất, cúp Quốc gia và Ngoại hạng (Super League) tôn trọng hợp đồng chuyển nhượng thương quyền các giải bóng đá giữa VFF với TTAV.

Nội dung công văn khẳng định, tranh chấp bản quyền truyền hình Super League giữa VPF và AVG diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động truyền hình các trận đấu của các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia, hạn chế việc phổ biến hình ảnh của giải đấu đến đông đảo quần chúng và người hâm mộ.

Xem lại thời hạn hợp đồng

Trả lời Tiền Phong hôm qua, Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ từ chối bình luận về quyết định thanh tra của Bộ VH-TT&DL. Trước đó, cả AVG và VPF đều có công văn gửi Bộ (VPF đồng thời gửi Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Tư pháp) đề nghị xem xét lại tính hợp pháp của hợp đồng trên.

“Lúc này AVG đưa ra bình luận gì đều không tiện. Chúng tôi sẽ chờ kết luận của các cơ quan chức năng. Việc Bộ VH-TT&DL thành lập đoàn thanh tra, AVG vốn đã có đề nghị”-ông Vũ cho biết.

Một trong những vấn đề bản hợp đồng VFF ký với AVG bị dư luận soi nhiều nhất, là thời hạn kéo dài tới 20 năm, vượt quá mức ba năm như thường thấy trên thế giới. Thứ hai là số tiền 6 tỷ đồng/năm, có lũy tiến 10% mỗi năm.

Theo ông Tô Văn Động, một trong các nội dung thanh tra chắc chắn sẽ là về khoảng thời gian của bản hợp đồng trên. “Đoàn thanh tra sẽ xem xét thời hạn hợp đồng 20 năm như thế có hợp pháp không”-ông Động cho biết.

Đài truyền hình kỹ thuật số VTC hôm qua đã không đưa ra bình luận nào về công văn của Bộ VH-TT&DL, yêu cầu các bên tôn trọng hợp đồng VFF ký với AVG. Trao đổi với Tiền Phong, một lãnh đạo Đài VTC cho biết, sẽ trao đổi lại với VPF trước khi có quyết định chính thức.

Tuy nhiên, VTC tái khẳng định quan điểm được mua sóng sạch để làm trận đấu phục vụ người hâm mộ. Đây cũng là điểm vướng mắc trong quá trình đàm phán giữa AVG với VTC và Đài truyền hình VN (VTV).

Nếu không có gì thay đổi, ngày mai tại Tổng cục TDTT, thanh tra Bộ VH-TT&DL bắt đầu làm việc với các bên liên quan.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
TPO - Công ty CP Acecook Việt Nam cho biết, trên nhiều trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… lừa đảo bằng cách giả dạng thông tin tuyển dụng, làm giả cả chữ ký của tổng giám đốc trên thông tin tuyển dụng rồi đưa vào các trường đại học tuyển ứng viên. Đối tượng lừa đảo yêu cầu ứng viên nộp tiền tuyển dụng vào tài khoản, từ 150.000 - 300.000 đồng/người.