> Bóng đá Việt Nam: Ngẫm từ những ông thầy
Tiền lời không lại lãi vay, mọi khoản chi tiêu đều phải co lại ở mức tối đa. Trong thời gian vừa qua, doanh nghiệp gần như không mở rộng đầu tư thêm một hạng mục nào, chỉ hoạt động ở mức cầm chừng. Việc tài chính cho CLB, như ông này nói, vì thế cũng mỗi ngày một căng thẳng. Nhưng để duy trì tinh thần cầu thủ, mọi chế độ lương, thưởng vẫn được giữ nguyên, không dám cắt giảm.
Bóng đá VN thời “tiền tươi, thóc thật”, thiếu tiền là đội sinh chuyện.
Cũng câu chuyện tài chính, một vài CLB hạng Nhất và cả hạng Nhì đã cổ phần hóa đều cho biết đang phải tối giản các hoạt động đầu tư cho đội bóng. Nhiều đội vốn dĩ đầu mùa đặt mục tiêu thăng hạng, giữa mùa đã phải điều chỉnh, chỉ mong giữ nguyên thứ hạng cũ, chờ sang mùa sau.
Bóng đá, cũng như tất cả các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội, đã chắc chắn là không tránh khỏi những tác động do tình hình tài chính khó khăn chung.
Ở đây cần nhắc tới một thực tế, là ở VN hiện nay, chưa CLB nào có thể tự nuôi sống mình từ các hoạt động bóng đá. Dù là CLB đã cổ phần hóa hay chưa, và từ những đơn vị nổi tiếng mạnh về tài chính, đi tiên phong trong phong trào doanh nghiệp hóa bóng đá, như HA.GL, ĐT.LA hay B.Bình Dương… Các CLB nhỏ hơn thì càng không kể.
HA.GL, chủ tịch Đoàn Nguyên Đức cũng phải thừa nhận, chưa trực tiếp tạo được tiền, ngoài một khoản (được cho là không lớn), từ tiền bán vé, quảng cáo trên áo đấu… Khoản thu lớn nhất của CLB vẫn là từ tiền lãi đầu tư vào các Cty con từ số vốn điều lệ ban đầu.
Với các đội bóng “nghèo” CĐV như Hà Nội T&T hay Hòa Phát Hà Nội, thì lại càng không mong kiếm được mấy đồng từ các hoạt động bóng đá thuần túy.Gần hết các CLB, trong trường hợp này có thể coi như “chiếc tàu há mồm”, sống bằng tiền của doanh nghiệp mẹ. Chuyện tất yếu là đội bóng rơi vào cảnh eo hẹp khi doanh nghiệp mẹ rơi vào cơn “hoa mắt, chóng mặt”. Vấn đề chỉ còn là doanh nghiệp mẹ gồng mình được tới lúc nào.
Lại nhớ trong một lần trao đổi với chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ về hiện tượng một ông chủ đang với tay tài trợ cho nhiều CLB ở cả giải hạng Nhất và V.League, ông Hỷ chia sẻ rất thật là làm chặt, ai sẽ chịu trách nhiệm nếu một nửa số ông chủ bỏ bóng đá. Nên tình trạng này sẽ khó được giải quyết dứt điểm, trong khoảng chục năm nữa, năm 2020.
V.League vốn dĩ được tự hào là giải đấu hấp dẫn nhất ĐNA, như thế, hóa ra lại được phát triển trên nền bấp bênh từ sự yêu, chán của một vài cá nhân có tiềm lực? Cũng có thể đoán rằng, từ nay cho đến cột mốc 2020, thậm chí “chưa biết đến bao giờ” như ông Hỷ nói để có thể xây dựng được nền bóng đá chuyên nghiệp thực sự, các CLB sẽ vẫn còn phải “sổ mũi” theo thực trạng sức khỏe của doanh nghiệp mẹ.