+ Nhiều phụ nữ là nạn nhân của bệnh tiểu đường than vãn, không thể giảm béo, cho dù đã rất cố gắng…
- Việc giảm béo với nạn nhân tiểu đường thực sự không dễ. Cần biết rằng, chứng bệnh này xảy ra nhiều nhất với người béo phì hoặc thừa cân. Béo bụng là dạng nguy hiểm nhất. Rất dễ nhận biết đối tượng nguy cơ, bởi chỉ cần đo vòng hai. Nếu phụ nữ có kết quả xấp xỉ 80 cm; nam giới – xấp xỉ 94, chắc chắn đó là tính hiệu cảnh báo. Việc vượt qua giới hạn đã kể là bằng chứng xác nhận tình trạng tích lũy mô mỡ bên trong vòm bụng – thủ phạm gây ra các rối loạn chuyển hóa.
+ Khi ấy chuyện gì xảy ra trong cơ thể đối tượng?
- Cơ thể người bệnh đề kháng với insulin do tuyến tụy sản xuất. Các bác sĩ xác định trạng thái đó là sự đề kháng insulin. Hiện tượng đặc biệt liên quan đến cơ bắp, mô mỡ dưới da và gan. Chính chúng đốt cháy glukoza ở mức độ cao nhất – yếu tố làm suy giảm nồng độ glukoza trong máu. Ngoài ra những tế bào mỡ lớn hơn xuất hiện ở những người béo phì mẫn cảm ít hơn với tác dụng của insulin, yếu tố làm cho bất chấp nồng độ cao trong máu, glukoza không được tế bao hấp thụ một cách nghiêm túc để tạo thành năng lượng. Trong tình huống như vậy tuyến tụy buộc phải sản xuất insulin nhiều hơn, hiện tượng dẫn đến sự tăng trưởng trọng lượng cơ thể. Bệnh tiểu đường phát triển – khi tuyến tụy không còn khả năng gia tăng sản xuất insulin.
+ Theo giáo sư, bằng cách nào nhận biết nồng độ đường trong máu quá cao?
- Những biểu hiện sau có thể khiến chúng ta lo lắng và gõ cửa phòng khám để làm xét nghiệm độ đường trong máu: cảm giác khát nước nhiều hơn, thỉnh thoảng thèm ăn khác thường, tiểu tiện nhiều lần – kể cả ban đêm, da khô và ngứa, cơ thể mệt mỏi, những rắc rối với thị lực, ngứa ngáy và viêm nhiễm khu vực ngoài cơ quan sinh dục.
Nếu đã được chẩn đoán tiểu đường, cần gõ cửa phòng khám bác sĩ chuyên khoa – nhân vật sẽ quyết định kê đơn uống thuốc chống tiểu đường hoặc insulin. Nền tảng chữa trị tiểu đường là sự thay đổi lối sống – chấp hành nghiêm chỉnh thực đơn và nỗ lực thể chất thường xuyên – yếu tố không chỉ cho phép kiểm soát độ đường trong máu, mà cả cân nặng.
+ Đa số người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường dạng 2. Đối tượng không thể gõ cửa phòng tập thể hình, liệu có thể tích cực chạy bộ?
- Chắc chắn đi bộ hàng ngày hoặc chống gậy dạo bộ là hình thức được khuyến khích Hãy bắt đầu từ từ, thí dụ từ vài chục phút mỗi ngày, sau đó kéo dài dần thời gian. Chế độ tập luyện thường xuyên, tối thiểu 5 lần/tuần, mỗi lần 30 phút sau bữa ăn mang lại hiệu quả cao nhất.
Trước giờ tập luyện nên đo độ đường trong máu bằng đường kế. Cần ăn điểm tâm nhẹ, nếu kết quả thấp hơn 100 mg%. Tốt nhất nên ăn bánh ngọt. Có thể uống nước đường – trường hợp cảm thấy dấu hiệu hạ đường huyết trong lúc đi bộ.
Thực hành nếp sống vận động nhiều hơn: không sử dụng thang máy (thí dụ leo bộ lên tầng 2, thầng 3; xuống trước bến đã định và đi bộ (trường hợp đi xe buýt)…
+ Như vậy, cuộc chiến với tình trạng thừa cân hoặc phát phì bằng thực đơn hợp lý và nếp sống chăm vận động là cách thức chữa trị hiệu quả bệnh tiểu đường?
- Và cả phòng ngừa hiệu quả căn bệnh ấy! Chứng bệnh thường nhiều năm không tự bộc lộ triệu chứng. Một khi được phát hiện (chủ yếu tình cờ) thường đòi hỏi dùng thuốc, nhiều khi đến suốt đời.
Nếu không chữa trị dứt điểm, thường dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, như tổn thương mao mạch, tai biến não, mù lòa, các bệnh liên quan đến thận, hoại tử bàn chân…Vì thế việc thăm khám phòng ngừa đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Ba năm một lần, tất cả đối tượng trên 45 tuổi nên tiến hành xét nghiệm kiểm tra độ đường trong máu; phụ nữ bị hội chứng buồng trứng và sinh con từ 4 kg trở nên – hàng năm nên kiểm tra.
- Theo tài liệu mới công bố của Liên đoàn Tiểu đường Thế giới, để hạn chế 2/3 tổng số các trường hợp mắc bệnh tiểu đường, chỉ cần giảm thiểu 25% hiện tượng béo phì.
- Không bao giờ bắt đầu nỗ lực thể chất, nếu nồng độ đường cao hơn 250-300 mg%, bởi nó sẽ cao hơn – khi vận động.
- Lập tức ngừng tập luyện và cố gắng gõ cửa phòng khám nhanh nhất, nếu cảm thấy mệt mỏi bất thường, đau nhói lồng ngực hoặc đau chân.
- Tránh giảm nhiều hơn 2 kg/tháng.
Theo Nam Khánh
Tri Thức Trẻ